Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Mắc bệnh viêm dạ dày thì nên ăn gì vào mùa đông?

Vào mùa đông, người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì để không ảnh hưởng xấu đến dạ dày là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm.

Tại sao mùa đông ảnh hưởng đến viêm loét dạ dày?

Tại sao mùa đông ảnh hưởng đến viêm loét dạ dày?

Theo các bác sĩ tư vấn khi vào mùa lạnh, hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể trở nên yếu hơn. Đặc biệt những người mắc bệnh viêm dạ dà mãn tính thì còn gặp nhiều nguy hiểm hơn cả. Trên thực tế, bệnh viêm loét dạ dày là sự tổn thương lớp niêm mạc dưới tác động của các yếu tố gây viêm loét khác nhau như nồng độ acid tăng cao và sự xâm nhập của vi khuẩn HP,…Theo các chuyên gia tiêu hóa, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc chuyển lạnh, nồng độ histamin trong máu tăng cao khiến cho dịch vị dạ dày tăng tiết, dạ dày co bóp nhiều hơn.

Ngoài ra cơ thể cũng cần bổ sung nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể, nên có cảm giác nhanh đói, khiến cho dạ dày phải làm việc “cật lực” để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vậy nên, mùa đông được xem là “thời điểm vàng” bệnh viêm loét dạ dày tái phát và sinh ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì vào mùa đông?

Viêm loét dạ dày nên ăn gì vào mùa đông?

Nước ta có khí hậu nhiệt đới nên có rất nhiều các loại hoa quả, trái cây, rau quả có thể phòng chống loét dạ dày qua nhiều cơ chế như chống oxy hóa, chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn,… Do đó người mắc bệnh viêm dạ dày nên tận dụng và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày phát triển với những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có màu đỏ: những loại rau củ như cà chua, cà rốt,… chứa vitamin A, vitamin nhóm B,… hoặc thịt có màu đỏ chứa protein, khoáng chất hữu ích cho hệ miễn dịch, giúp bạn tăng cường năng lượng sưởi ấm cho mùa Đông.
  • Các loại hải sản: Theo nghiên cứu, ăn nhiều thực phẩm từ hải sản chứa nhiều i-ốt như rong biển, sứa, tôm, cua,…sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chịu rét.
  • Các loại gia vị: gừng, quế, tiêu là những gia vị có đặc tính ấm nóng giúp giữ ấm cơ thể, hỗ trợ tăng miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

Ngoài các thực phẩm kể trên thì bạn cũng nên chú ý đến các chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa như vitamin C, kẽm và các vi chất khác.

Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người viêm loét dạ dày, ngoài việc chú ý các thực phẩm cần bổ sung thì cần tập một thói quen ăn uống khoa học. Người bệnh nên tập trung khi ăn uống, ăn chậm, nhai kĩ, ngồi thẳng lưng khi ăn, đồng thời nghỉ ngơi, thư giãn vài phút trước và sau bữa ăn, đặc biệt bữa ăn cuối ngày hoặc ăn nhẹ ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian co bóp, hoạt động hiệu quả.

Nguồn: bacsy.edu.vn