Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu nguyên nhân khiến viêm họng hạt dễ tái phát

Viêm họng hạt là sự viêm nhiễm kéo dài của niêm mạc họng, gây sưng to và hình thành các hạt trong họng. Chia thành hai dạng: cấp tính và mãn tính, và viêm họng hạt mãn tính dễ tái phát nhiều lần.

Các triệu chứng nhận biết viêm họng hạt

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược, Tương tự như viêm họng, viêm họng hạt thường xuất hiện khi thời tiết biến đổi. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Các triệu chứng của viêm họng hạt bao gồm:

  • Đau họng, khó nuốt thức ăn: Niêm mạc họng bị tổn thương gây ra cảm giác đau khi nuốt thức ăn.
  • Ngứa họng, vướng họng: Các hạt sưng to trong họng gây ra cảm giác ngứa, vướng khi nuốt.
  • Ho: Kích thích họng gây ra các cơn ho khan hoặc ho có đờm do vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Sốt cao: Sốt là dấu hiệu của hệ miễn dịch cơ thể đang tăng cường hoạt động để chống lại tác nhân gây bệnh.

Lý do khiến viêm họng hạt dễ tái phát

Viêm họng hạt có hai dạng: cấp tính và mạn tính. Nếu không được điều trị triệt để ở giai đoạn cấp tính, có nguy cơ chuyển sang mạn tính. Viêm họng hạt mạn tính thường tái phát nhiều lần do các nguyên nhân sau:

  • Niêm mạc họng yếu, dễ tổn thương.
  • Tiếp xúc với không khí ô nhiễm, thuốc lá, khói bụi, nước đá…
  • Lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng không đúng cách.
  • Chủ quan với các biểu hiện nhẹ, kéo dài thời gian điều trị.
  • Sức đề kháng yếu.
  • Thói quen khạc, nhổ làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Viêm họng hạt có thể điều trị dứt điểm không?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Để điều trị viêm họng hạt một cách triệt để, cần xác định nguyên nhân do vi khuẩn hay vi nấm gây ra. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc nuôi cấy và phân lập vi khuẩn hoặc vi nấm, từ đó chọn lựa kháng sinh phù hợp nhất.

Cùng với đó, việc kết hợp điều trị các vấn đề liên quan như viêm mũi, xoang cũng giúp tăng hiệu quả điều trị viêm họng hạt.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Súc miệng nước muối để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Uống đủ nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giúp khơi thông cổ họng.
  • Uống mật ong để cung cấp vitamin, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cổ họng.
  • Sử dụng tỏi, chứa allicin – một kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus. Việc ngậm một tép tỏi sống hoặc sử dụng hỗn hợp tỏi, nước và mật ong cũng có thể điều trị viêm họng hạt hiệu quả.

Phòng ngừa viêm họng hạt tái phát

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe, Để ngăn ngừa viêm họng hạt tái phát, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh đường hô hấp hàng ngày: Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Điều trị kịp thời: Đảm bảo điều trị viêm họng ban đầu một cách triệt để, không để bệnh trở thành viêm họng mạn tính.
  • Tránh hít phải khí độc hại: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở những nơi có khói bụi hoặc ô nhiễm.
  • Hãy từ bỏ hút thuốc lá: Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Giữ ấm cổ và cơ thể: Tránh ăn đồ lạnh, uống nước đá lạnh, bia rượu.
  • Bổ sung dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn: Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thăm bác sĩ khi cần thiết: Nếu phát hiện dấu hiệu của viêm họng hạt, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc tự điều trị tại nhà để tránh tình trạng bệnh trở nặng và khó chữa.