Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị bệnh viêm tai giữa

Ô nhiễm môi trường đang gây ra sự gia tăng bệnh tai mũi họng, đặc biệt là viêm tai giữa, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Do các triệu chứng giống nhau, nhiều người thường không nhận biết được. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về bệnh viêm tai giữa, giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị tốt hơn.

Viêm tai giữa là gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược, Viêm tai giữa là một tình trạng tổn thương và viêm nhiễm trong tai giữa do vi khuẩn hoặc tác động từ môi trường bên ngoài. Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa có dịch tiết.

Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng trong tai giữa, có thể gây tổn thương tai giữa và màng nhĩ, dẫn đến chảy dịch qua lỗ thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng có dịch trong tai giữa không nhiễm trùng trong hơn ba tháng, thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ cảm giác đầy nặng tai.

Cả hai dạng viêm tai giữa này đều có thể gây khiếm thính, ảnh hưởng đến khả năng học ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý đúng cách, viêm tai giữa cấp có thể chuyển thành viêm tai giữa có mủ hoặc chảy mủ.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa

Nguyên nhân chính của viêm tai giữa thường liên quan đến cấu trúc chưa hoàn thiện của vòi nhĩ ở trẻ em và hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh.

Các vấn đề chức năng của vòi nhĩ, như tắc vòi và sự mở vòi không đồng đều, thường góp phần vào việc phát triển viêm tai giữa. Tắc vòi nhĩ có thể do vòi nhĩ bị ép hoặc quá mềm, hoặc do cơ chế mở vòi không hoạt động đúng cách. Trẻ em thường gặp vấn đề này nhiều hơn do sự mềm dẻo của sụn vòi nhĩ, và cơ hầu màn thường hoạt động không hiệu quả hơn so với người lớn.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Triệu chứng của viêm tai giữa cấp bao gồm màng nhĩ phồng hoặc không di động khi bơm khí vào tai và dịch chảy ra từ tai (không phải từ viêm ống tai ngoài).

Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa thường hiện rõ qua các dấu hiệu như sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, và co giật. Trẻ có thể lấy tay dụi vào tai hoặc lắc đầu khi cảm thấy đau. Rối loạn tiêu hóa cũng thường đi kèm với viêm tai giữa, gồm tiêu chảy và nôn.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành giai đoạn vỡ mủ, khi đó các triệu chứng như sốt giảm, trẻ ăn được, ngủ được, và không còn đau tai. Tuy nhiên, bệnh không thực sự giảm đi mà chuyển sang giai đoạn mạn tính, thường được nhận biết bởi sự xuất hiện của chảy mủ từ tai.

Nếu không được điều trị, viêm tai giữa có thể tiến triển thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai – xương chũm mạn tính, với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Điều trị bệnh viêm tai giữa như thế nào?

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏeĐể điều trị viêm tai giữa, mục tiêu chính là khôi phục thính lực, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý mạn tính như viêm tai dính, xơ nhĩ, túi co kéo màng nhĩ, hoặc xẹp nhĩ, và ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tái phát.

Trong phương pháp điều trị nội khoa, các loại thuốc được sử dụng bao gồm kháng sinh, kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid, và bơm hơi vào vòi nhĩ. Việc bơm hơi vòi nhĩ có thể cải thiện thính lực tạm thời trong thời gian ngắn, nhưng không nên sử dụng thường xuyên do nguy cơ chấn thương loa vòi và nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng.

Trong phương pháp điều trị ngoại khoa, bệnh nhân có thể được thực hiện nạo VA, cắt amidan trong trường hợp viêm amidan hoặc viêm mũi họng tái phát, và đặt ống thông khí, một giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.