Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thông tin về vắc xin phòng bệnh cúm mùa

Bệnh cúm là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, vì thế việc tìm hiểu thông tin về vắc xin phòng cúm là việc làm vô cùng cần thiết.

Những tác nhân gây ra bệnh cúm

Những tác nhân gây ra bệnh cúm

Theo các bác sĩ tư vấn, bệnh cúm là một bệnh lây nhiễm rất cao, lan truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng có chứa virut cúm do bệnh nhân ho, hắt hơi… Theo đó, có 3 type virut cúm Inflenzavirus mùa A, B, C. Virut cúm A gồm các phân type dựa vào kháng nguyên bề mặt hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Hiện nay phân type cúm A/H1N1, A/H3N2 lưu hành rộng rãi ở người. Virut cúm B không chia thành các phân type nhưng có 2 dòng đặc tính kháng nguyên khác biệt đang lưu hành ở người. Virut cúm C liên quan đến các ca bệnh tản phát, không gây dịch lớn vì thế trong thành phần của vắc-xin cúm mùa chỉ có virut cúm A và B.

Trên thực tế, virut cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC và các chất hòa tan lipid như ete, formol, cloramin, cresyl, cồn… Tuy nhiên virut cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0oC – 4oC virut tồn tại được vài tuần, ở -20oC và đông khô sống được hàng năm. Khi mắc phải căn bệnh này người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, đau họng, rất mệt, ho. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu, hoặc người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn.

Thông tin về vắc xin phòng bệnh cúm mùa

Thông tin về vắc xin phòng bệnh cúm mùa

Tuy rằng là một căn bệnh nguy hiểm nhưng căn bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả nếu chúng ta đi chích ngừa cúm hằng năm. Vì thế bất kì ai cũng nên đi chích ngừa vắc xin phòng căn bệnh này.  Theo các bác sĩ, bản chất của vắc xin phòng cúm là vắc xin bất hoạt, chứa kháng nguyên của type virut cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Theo đó, vắc xin này được chỉ định cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, ưu tiên các nhóm nguy cơ cao (PNMT, bệnh mạn tính, nhân viên y tế, người cao tuổi, người đi du lịch…)

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng:

  • Trẻ em từ 6 đến 35 tháng: có thể tiêm liều từ 0,25ml.
  • Người lớn và trẻ em trên 36 tháng tuổi: 0,5ml.

Cách dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Lịch tiêm: Từ 6 tháng – Dưới 9 tuổi tiêm 2 mũi cơ bản, cách nhau 4 tuần. Tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm trước mùa cúm. Hiệu lực và thời gian bảo vệ ở nhóm <60 tuổi đạt trên 60%. Thời gian bảo vệ từ 1-2 năm,

Chống chỉ định Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin. Cũng như nhiều các loại vắc xin khác, khi tiêm vắc xin chúng ta có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm; chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc; qua khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên rất hiếm gặp các trường hợp có phản ứng mạnh. Để đảm bảo an toàn thì mọi người nên đi chích ngừa cúm hằng năm và nên đến các trung tâm y tế để thăm khám trước khi tiêm phòng để phòng ngừa tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn: bacsy.edu.vn