Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Mách bạn một số cách phòng bệnh suy thận hiệu quả

Nhiệm vụ của thận chính là lọc máu thường xuyên cho cơ thể. Nhưng khi bị tổn thương, quá trình trên bị ảnh hưởng. Vậy cần làm gì để phòng bệnh một cách hiệu quả?

Mách bạn một số cách phòng bệnh suy thận hiệu quả

Mách bạn một số cách phòng bệnh suy thận hiệu quả

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận là bệnh lý xảy ra khi thận không đủ sức loại bỏ các chất độc hại, dư thừa ra ngoài cơ thể. Suy thận được chia là 3 cấp đó là cấp tính, mãn tính và suy thận ở giai đoạn cuối.

Suy thận dấu hiệu để nhận biết là không rõ rệt. Triệu chứng thường gặp là choáng váng, nôn và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên theo bác sỹ tư vấn, các triệu chứng này cũng thường xuất hiện ở các bệnh như: Cảm cúm, ăn không hợp khẩu vị, ngộ độc thức ăn,…

  • Người cao tuổi, bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc gia đình có người bị bệnh thận là những yếu tố dễ bị suy thận.
  • Đi tiểu ra máu. Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường. Nước tiểu có bọt hoặc bong bóng.
  • Phù ở mặt, chân hoặc tay. Cảm thấy khó thở, hụt hơi.
  • Mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ, lú lẫn… do thiếu máu. Bởi chức năng của thận suy giảm, không loại bỏ được các chất độc.
  • Hơi thở hôi, có mùi tanh trong miệng, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, bị ngứa,…

Biến chứng của suy thận là gì?

Khi người bệnh mắc loại bệnh học này sẽ khiến chức năng của thận bị suy giảm, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị. Ở giai đoạn suy thận mạn, xuất hiện tình trạng thiếu máu, huyết áp tăng, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, phù chân tay, ngứa da…

Biến chứng của suy thận là gì?

Biến chứng của suy thận là gì?

Khi bệnh phát triển nặng hơn, suy thận sẽ đối diện với nguy cơ tử vong cao. Do thận gây ra những biến chứng như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim (gặp nhiều ở người lớn tuổi), loạn nhịp tim, suy tim cấp, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm toan chuyển hóa, sốc,…

Tại nước ta, ước tính có khoảng 8 triệu người mắc bệnh suy thận và hàng năm có hàng ngàn ca mắc bệnh mới. Để có thể bảo vệ tốt sức khỏe cho chính bản thân mình, nên tìm hiểu về suy thận và cách phòng bệnh suy thận.

  • Hoạt động thể lực phù hợp. Nên dành thời gian tập thể dục hằng ngày bằng các bài tập như đi bộ, chạy bộ đạp xe,… để nâng cao sức khỏe.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên là cách phòng bệnh suy thận. Bạn có thể mua máy đo huyết áp điện tử tại nhà để sử dụng hằng ngày để đo huyết áp và nên lưu ý trước khi đo huyết áp thì nghỉ ngơi 30 phút kết quả mới chính xác.
  • Chú ý kiểm soát cân nặng. Người bị thừa cân béo phì nên xem lại chế độ ăn uống của bản thân. Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau quả tươi.
  • Không ăn mặn là cách phòng bệnh suy thận. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng…
  • Uống ít nhất 1,5- 2 lít nước mỗi ngày. Không nên nhịn tiểu.
  • Không hút thuốc lá, không uống hoặc uống rất ít các thức uống có cồn: bia rượu, hạn chế các loại đồ uống chứa caffe, trà đặc,…
  • Nếu là người bị bệnh tiểu đường, nên điều trị tốt đường trong máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu.
  • Ngoài ra, không nên chữa suy thận bằng thuốc nam. Vì trong thuốc nam có chứa kali, điều đó làm người mắc bệnh thêm nặng.

Nguồn: bacsy.edu.vn