Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Sán lá gan: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa

Theo thống kê của tổ chức y tế, bệnh lý do ký sinh trùng gây ra chiếm một tỷ lệ khá cao. Một trong các bệnh liên quan đến ký sinh trùng phải kể đến là sán lá gan.

Sán lá gan: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa Sán lá gan: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây ra bệnh sán lá gan lớn là gì?

Sán lá gan lớn có hai loài: Fasciola hepattca a Fasciola gigantlca gây nên.

  • Loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ),Nam Mỹ (Ác-hen-ti-na. Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru). Châu Phi (Ai Cập, Ê-ti-ô-pia), Châu Á (Hàn Quốc, Pa-pua-niu-ghi-nê, I-ran và một số vùng của Nhật Bản).
  • Loài Fasciolagigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.

Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Người là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh. Theo tìm hiểu của trang tin cẩm nang sức khỏe cho biết, vật chủ trung gian: ốc họ Lymnaea. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (như rau ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong…) hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán chưa nấu chính.

Những biểu hiện ở người bị nhiễm sán lá gan

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người.

Triệu chứng lâm sàng

  • Triệu chứng toàn thân:

+ Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.

+ Sốt: sốt thất thường, có thê sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài.

+ Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài đặc biệt ở trẻ em.

  • Các triệu chứng tiêu hoá: là các triệu chứng thường gặp nhất.

+ Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị-mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.

+ Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.

+ Một số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của một số biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hoá…

+ Khám lâm sàng: Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau, có dấu hiệu ấn kẽ liên sườn.Có thể có dịch trong ổ bụng, đôi khi có viêm phúc mạc.

  • Các triệu chứng khác (hiếm gặp):

+ Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da.

+ Ho, khó thở hoặc có ban dị ứng mẩn ngứa ngoài da (biểu hiện nhiễm ký sinh trùng).

+ Tràn dịch màng phổi

+ Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp vú, hoặc các cơ quan khác.

Cận lâm sàng

– Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng hoặc bình thường nhưng tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao.

– Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm cho thấy hình ảnh tổn thương gan là những ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc có thể thấy hình ảnh tụ dịch dưới bao gan. Theo bác sĩ tư vấn, trong một số trường hợp cần thiết có thể chụp cắt lớp vi tính gan (những hình ảnh này chỉ có tính chất gợi ý).

Những biểu hiện ở người bị nhiễm sán lá gan

Những biểu hiện ở người bị nhiễm sán lá gan

– Phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn (chủ yếu bằng kỹ thuật ELISA) .

– Xét nghiệm phân:

+ Tìm trứng SLGL trong phân hay dịch mật (tuy nhiên tỷ lệ phát hiện được trứng sán rất thấp và còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm). Cần xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục.

+ Chú ý phân biệt trứng SLGL với trứng sán lá ruột lớn.

Cách điều trị bệnh sán lá gan hiệu quả

Thuốc được lựa chọn để điều trị đặc hiệu sán lá gan lớn là Triclabendazole 250mg

– Liều lượng: 10 mg/kg cân nặng. Liều duy nhất. Uống với nước đun sôi để nguội. Uống sau khi ăn no.

– Chống chỉ định: người đang bị bệnh cấp tính khác; phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc một trong các thành phần của thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe; người bệnh trong giai đoạn cấp của các bệnh mạn tính về gan, thận, tim mạch. . .

– Tác dụng không mong muốn của thuốc: ngay sau uống thuốc (ngày điều trị đầu tiên) có thể gặp các triệu chứng:

+ Đau bụng vùng hạ sườn phải, có thể đau âm ỉ hoặc thành cơn.

+ Sốt nhẹ

+ Đau đầu nhẹ.

+ Buồn nôn, nôn

+ Nổi mẩn, ngứa.

– Xử trí tác dụng không mong muốn:

+ Sử dụng thuốc giảm đau khi đau dữ dội.

+ Thuốc hạ sốt.

+ Thuốc chống dị ứng.

+ Xử trí tuỳ theo các triệu chúng lâm sàng xuất hiện.

Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng trên chỉ thoáng qua, không phải xử trí.

Điều trị hỗ trợ

– Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm. .

– Với các trường hợp có ổ áp xe gan kích thước lớn trên 6 cm mà điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn không có hiệu quả, có thể phối hợp với chọc hút ổ áp xe.

Nhiễm sán lá gan lớn liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

  • Không ăn sống các loại rau nọc dưới nước;
  • Không uống nước lã;
  • Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra cần chủ động phát hiện và điều trị sớln bệnh sán lá gan lớn tại vùng lưu hành bệnh.

Nguồn: bacsy.edu.vn