Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sỹ chia sẻ những cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn, hiệu quả

Bệnh rối loạn tiêu hóa là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu thì người bệnh nên áp dụng một số cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và mang lại hiệu quả. Một số cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả được giới thiệu trong bài viết dưới đây do các chuyên gia, bác sỹ Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp nhé.

Phương pháp 1: Ăn uống khoa học

Việc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột hay loạn khuẩn đường ruột hầu hết đều xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học. Để góp phần cải thiện cũng như chấm dứt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thì người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống của bản thân. Chúng ta cần tự điều chỉnh và tập cho cơ thể thói quen ăn uống lành mạnh.

Theo đó, người bệnh nên đảm bảo tuân thủ một số tiêu chí sau:

– Bổ sung đủ nước và chất điện giải hàng ngày. Tùy theo cân nặng cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi người mà lượng nước tối thiểu cần dung nạp có thể dao động từ 1,5 – 2 lít. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự làm phong phú thực đơn bằng cách thay thế nước đun sôi để nguội bằng nước trái cây nhưng cần đảm bảo các loại nước khác hợp vệ sinh.

– Điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày sao cho đủ các nhóm chất đạm, chất xơ, các vitamin,…

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn điều trị rối loạn tiêu hóa là phải tuyệt đối nói không với rượu, bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích. Các loại đồ uống có cồn chỉ khiến sức khỏe hệ tiêu hóa kém đi thay vì tốt lên.

– Hạn chế tối đa dung nạp các món ăn nhiều gia vị, cay nóng hoặc sử dụng nhiều dầu mỡ.

– Đảm bảo luôn tuân thủ nguyên tắc “Ăn chín – Uống sôi”, đảm bảo vệ sinh khi ăn uống trong mọi hoàn cảnh.

Phương pháp số 2: Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Có thể bạn chưa biết nhưng thời gian biểu và đồng hồ sinh học của mỗi người sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe đường ruột của họ. Đối với các bệnh nhân đang điều trị rối loạn tiêu hóa – đường ruột đã bị tổn thương thì chúng ta cần đảm bảo điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cho khoa học:

– Cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và đi ngủ sớm.

– Không nên nằm luôn sau khi kết thúc bữa ăn hoặc vẫn đang thấy cảm giác no còn rõ ràng. Tuy nhiên lúc này người bệnh cũng không nên vận động mạnh sẽ khiến đau bụng xóc và tệ hơn là trào ngược thức ăn.

– Để cơ thể quá đói rồi mới ăn hoặc ăn quá no mỗi bữa đều không có lợi cho quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa. Cách tốt nhất là chúng ta kiểm soát lượng thực phẩm vừa đủ cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.

– Luôn vệ sinh môi trường sống và đặc biệt là rửa tay trước khi ăn để tránh hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn.

Phương pháp số 3: Sử dụng men tiêu hóa hoặc các loại thuốc hỗ trợ

Men tiêu hóa có tác dụng bổ sung một số lợi khuẩn, hỗ trợ đưa hệ vi khuẩn đường ruột về trạng thái cân bằng. Trong khi đó thuốc sẽ giúp chúng ta đẩy lùi cảm giác khó tiêu, đầy hơi và ngăn chặn việc đi ngoài nhiều lần mỗi ngày dẫn đến mất nước, sốc,…

Phương pháp số 4: Sử dụng những loại thực phẩm có lợi cho đường ruột

Các bác sỹ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM khuyến khích người bị rối loạn tiêu hóa sử dụng những loại thực phẩm sau:

– Trà hoa cúc: trà hoa cúc có tác dụng Loại trà này có tác dụng hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở người trưởng thành. Chúng ta cũng có thể cho thêm mật ong vào trà hoa cúc nóng để cải thiện hương vị, làm ấm bụng hơn.

– Đu đủ: Ngoài công dụng bổ máu mà nhiều người đã biết, đu đủ còn có thể hỗ trợ đáng kể cho hệ tiêu hóa và là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa.

Trong đu đủ có enzyme Papain, nó có thể chuyển protein sẵn có trong cơ thể thành axit amin. Nhờ hoạt động của các axit amin này mà đường ruột sẽ cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng, hạn chế nhiều vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa.

– Gừng: Gừng được biết đến như phương thuốc trị nhiều bệnh đường ruột hiệu quả trong Đông y. Loại thực phẩm này có tính nóng ấm, có khả năng làm giảm axit có trong dạ dày và đẩy lùi chứng đầy bụng, khó tiêu. Dù vậy, người đang điều trị rối loạn tiêu hóa chỉ nên dung nạp khoảng 3 – 4g gừng mỗi ngày. Nếu cố tình dung nạp nhiều hơn chúng ta có thể phải đối mặt với tình trạng tụ khí dạ dày, bỏng rát cổ họng hoặc ợ nóng.

– Sữa chua: Ăn sữa chua sẽ cung cấp các lợi khuẩn Lactobacillus và Lactic có thể kích thích tiêu hóa và làm giảm lượng khí thừa có trong dạ dày do khó tiêu.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày hoặc viêm đại tràng mãn tính,… Do đó, nếu các triệu chứng không giảm sau quá trình áp dụng các cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn và điều trị đặc hiệu hơn.