Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cần làm gì khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật?

Hóc dị vật đường thở là tai nạn rất thường gặp ở trẻ em và thường bị hóc đồ chơi, đồ ăn đặc biệt những đồ nhỏ và trơn. Vậy cần làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

Cần làm gì khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật?

Cần làm gì khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật?

Dấu hiệu nhận biết trẻ hóc dị vật đường thở

Khi có dị vật vào đường thở, trẻ thường có phản xạ ho sặc sụa, tím tái, trào nước mắt nước mũi, không thể nói hoặc không thể khóc thành tiếng – y học gọi là phản xạ xâm nhập. Theo bác sĩ tư vấn được biết, nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay gắt.

Tình hình nguy cấp hơn nếu môi và lưỡi trẻ bắt đầu tím tái, có thể bất tỉnh nếu dị vật không lấy được ra kịp thời. Cần phải lập tức tìm mọi cách tống dị vật ra khỏi đường thở của trẻ hoặc ít nhất cũng đảm bảo cho trẻ không bị ngạt trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Cách xử trí phụ thuộc vào lứa tuổi

Trước tiên cha mẹ cần phải thật bình tĩnh để đánh giá tình trạng của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở phải nhanh chóng tống xuất dị vật ra khỏi đường thở của trẻ, bởi nếu đường thở tắc nghẽn trẻ nhanh chóng bị ngạt, thậm chí tử vong. Các cách sơ cứu nhanh:

Vỗ lưng và ấn ngực với với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ bằng bàn tay trái. Dùng bàn tay phải vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa khoảng hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ lại, nếu thấy trẻ còn khó thở, dùng hai ngón tay trái ấn năm cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối hai vú (lực ấn vừa phải). Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5 – 6 lần) cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Thủ thuật heimlich đối với  trẻ lớn: Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ, nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức phía trên rốn. Ấn năm cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6 – 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Cách xử trí phụ thuộc vào lưa tuổi

Cách xử trí phụ thuộc vào lứa tuổi

Theo chia sẻ trên nhiều cuốn cẩm nang sức khỏe được biết, các biện pháp kể trên nhằm tạo áp lực đột ngột tống dị vật ra ngoài, nếu không lấy được dị vật ra cần khẩn trương đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa tiến hành cấp cứu lấy bỏ dị vật trong đường thở trẻ. Hoặc sau khi đã lấy được dị vật kiểm tra, phát hiện nguy cơ biến chứng như xẹp phổi, viêm phổi… qua các biểu hiện đau ngực, khó thở cần đưa trẻ tới chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Lưu ý: Khi trẻ bị hóc dị vật, tuyệt đối không cố dùng tay móc họng trẻ, vuốt lưng xuôi xuống hay dung mẹo. Bởi hóc dị vật đường thở khác so với nghẹn thức ăn ở thực quản. Các thao tác trên không giúp lấy dị vật ra mà làm cho dị vật vào sâu hơn, gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn hay có thể làm trầy xước, chấn thương vùng hầu họng của trẻ. Để phòng hóc dị vật, cha mẹ cần thận trọng với những món đồ ăn đồ chơi của trẻ, những tai nại hóc dị vật thường gặp nhất như hóc hạt nhãn, hóc hạt trân châu, hóc viên vi, đồ chơi nhỏ. Trang bị kiến thức xử trí hóc để kịp thời sơ cứu.

Nguồn: bacsy.edu.vn