Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Làm thế nào để sống tốt với bệnh tiểu đường?

Tiểu đường là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng làm tăng nguy cơ về bệnh tim và đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng với nhiều rủi ro khác.

 

chung-song-tot-voi-benh-tieu-duong
Có thể chung sống tốt với bệnh tiểu đường

Trên thế giới chưa có phương pháp chữa khỏi được bệnh tiểu đường,nhưng bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, điều trị tích cực các bệnh cơ hội như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phát hiện sớm và điều tri kịp thời biến chứng, bạn có thể ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng để chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Quá trình diễn biến bệnh tiểu đường ra sao?

Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi nồng độ đường trong máu luôn ở mức cao. Đường trong máu là glucose – nguồn cung cấp năng lượng chính cho toàn bộ cơ thể. Loại đường này được cơ thể tổng hợp từ các nguồn thức ăn giàu tinh bột, đường tự nhiên…

Khi đường được hấp thu vào máu, hormone insulin được tiết ra để vận chuyển đường vào trong tế bào, chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Người bệnh mắc tiểu đường là khi insulin sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể (tiểu đường type 1) hoặc cơ thể không dùng được lượng insulin đã sản xuất ra (tiểu đường type 2). Khi ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột, đường, glucose trong máu tăng lên nhưng không được sử dụng nên nó luôn duy trì ở mức cao.

co-che-phat-benh-cua-benh-tieu-duong
Cơ chế phát bệnh của bệnh tiểu đường

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường (hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose) là giai đoạn trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán. Ở thời kỳ này, đường huyết của người bệnh cao hơn mức bình thường (mức bình thường là 70 – 99 mg/dl) nhưng chưa đạt đến mức chẩn đoán cho bệnh tiểu đường (mức chẩn đoán khi đói phải ≥ 126 mg/dl ít nhất qua 2 lần thử).

tien-tieu-duong
Tiền tiểu đường

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiểu đường?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân có liên quan đã được xác định là do gen di truyền, béo phì, hút thuốc lá.

Mặc dù không phải ai thừa cân béo phì hoặc nghiện thuốc lá đều sẽ mắc bệnh tiểu đường, nhưng đây là hai yếu tố thường gặp nhất trên những đối tượng này. Giảm cân sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường rõ rệt.

Bệnh tiểu đường có những dấu hiệu gì?

Người bệnh mắc tiểu đường sẽ gặp phải những dấu hiệu đặc trưng sau:

– Mệt hỏi hơn bình thường

– Khát nước, uống nhiều nước nhưng vẫn khát và đi tiểu nhiều hơn bình thường

– Luôn cảm thấy đói dù mới ăn

– Giảm cân đột ngột

– Mắt nhìn mờ

– Các vết xước, vết cắt trên da lâu lành

– Khô da, ngứa da, đặc biệt là ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân

Ngoài ra, người bệnh còn dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm âm đạo…

Bệnh tiểu đường gây ra nguy hiểm gì?

Đa số người mắc bệnh tiểu đường type 1 không được phát hiện sớm nên thường nhập viện trong tình trạng rất nặng, có thể đã gặp biến chứng nhiễm toan ceton. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể sử dụng cơ chế đốt mỡ để sản xuất năng lượng thay vì đường. Quá trình này thải ra một chất độc có tính acid, làm máu bị nhiễm toan với các triệu chứng bao gồm: đau bụng, buồn nôn/nôn, buồn ngủ, có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh tiểu đường type 2 thường diễn biến âm thần, 40% người bệnh ban đầu sẽ không có triệu chứng, 60% còn lại sẽ có dấu hiệu tăng đường huyết cấp tính dẫn tới mất nước nặng và phải nhập viện.

benh-tieu-duong-dan-den-cac-bien-chung-nguy-hiem
Bệnh tiểu đường dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường là bệnh mạch vành, bệnh tim mạch, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não. Đường huyết tăng khiến cơ thể bị viêm mạn tính, phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bao gồm: Tổn thương tế bào võng mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương tế bào thận dẫn đến suy thận mạn, tổn thương thần kinh dẫn đến bệnh thần kinh, liệt dạ dày và rối loạn chức năng tiêu hóa.

Tiểu đường liên tục ảnh hưởng mạnh đến hệ miễn dịch, giảm độ nhạy của các tế bào miễn dịch khiến mầm bệnh dễ dàng xâm nhập. Người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng da nặng do những vết xước, vết cắt rất nhỏ. Thời gian điều trị cũng kéo dài hơn so với những người bình thường.

Có thể chửa khỏi bệnh tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường không thể chưa khỏi với mức độ phát triển của y học hiện nay. Việc điều trị tập trung vào quản lý lượng đường trong máu để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng.

Người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng các cách ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên. Người bệnh tiểu đường type 1 thường xuyên phải tiêm insulin dưới da hoặc đeo máy bơm insulin.

Người bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể phải uống thuốc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động. Theo thời gian, người bệnh có thể phải tiêm insulin nếu dùng thuốc kém đáp ứng hoặc trong những trường hợp đặc biệt.

Làm sao để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Theo chia sẻ của Bác sỹ Đặng Quốc Vượng chuyên khoa nội Bệnh viện Y học cổ Trường Giang cho biết: “Kiểm soát bệnh tiểu đường có hiệu quả khi người bệnh có thể giữ được đường huyết ở mức độ ổn định giữa 90 – 130 mg/dl khi đói và ít hơn 180 mg/dl khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn”. Đồng thời ông cũng đưa ra những biện pháp giúp cho người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức ổn định

Tập thể dục

Người bệnh mắc bệnh tiểu đường nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, trong cả tuần liên tục. Những bài tập phù hợp bao gồm:

– Đi bộ nhanh (có thể đi bộ ngoài công viên).

– Tham gia các lớp thể dục nhịp điệu, học bơi, aerobic

– Đi cầu thang bộ quãng ngắn thay cho thang máy hoặc thang cuốn

– Đạp xe đạp

– Cố gắng đi bộ thường xuyên hơn, giữa các ca làm việc nên có thời gian nghỉ ngơi, đi bộ quanh phòng làm việc.

di-bo-la-bien-phap-hieu-qua-ngan-ngua-benh-tieu-duong
Đi bộ là phương pháp thể dục hiệu quả cho người mắc bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Chọn thực phẩm lành mạnh là một bước rất quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường. Bằng việc lên thực đơn với những loại thực phẩm ưa thích, lượng phù hợp, người bệnh sẽ giữ được đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên chọn rau quả nhiều màu sắc

– Ăn nhiều rau quả và trái cây, ưu tiên lựa chọn những loại rau quả tươi giàu màu sắc. Hạn chế các loại rau củ quả có nhiều tinh bột, nên chọn rau bina, cà rốt, súp lơ xanh, đậu cove, đậu dải áo…

– Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, gạo lứt…

– Ăn cá từ 2 – 3 lần mỗi tuần, ăn thịt nạc, thịt gà bỏ da. Nên ăn các món ăn luộc, hấp, hạn chế các món chiên, xào.

– Chọn các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua, pho mát

– Chọn ăn dầu thực vật dạng lỏng như canola, dầu olive, dầu lạc. Tuy nhiên, nếu bạn thừa cân béo phì thì nên hạn chế ăn dầu.

– Chọn thêm trái cây tươi cho món tráng miệng, không ăn bánh ngọt, bánh quy, kem… và các loại đồ ăn chế biến sẵn.

– Không nên uống đồ ngọt hoặc soda

– Kiểm soát khẩu phần ăn phù hợp bởi ngay cả khi ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, nguy cơ béo phì, tiểu đường vẫn tăng cao.

che-do-dinh-duong-hop-ly-cho-nguoi-mac-benh-tieu-duong
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh tiểu đường

Luôn đảm bảo lượng đường huyết và huyết áp ổn định

Người bệnh có thể kiểm tra đường huyết tại nhà, cũng có thể đến bệnh viện để được đo chính xác mức độ đường huyết khi đói. Xét nghiệm HbA1c đo mức độ đường huyết trung bình trong vòng ba tháng qua của người bệnh. Người bệnh nên đi làm xét nghiệm này từ 2 – 4 lần mỗi năm. Mục tiêu là giữ mức độ HbA1c dưới 7%.

Khi đi kiểm tra HbA1c, người bệnh sẽ được kiểm tra luôn huyết áp. Mục tiêu duy trì huyết áp của người bệnh ở dưới 130/80 mmHg.

thuong-xuyen-kiem-tra-duong-huyet-va-huyet-ap
Thường xuyên kiểm tra đường huyết và huyết áp

Kiểm tra cholesterol

Kiểm tra mỡ máu mỗi năm mỗi lần, bao gồm các chỉ số: Tổng cholesterol máu, triglyceride, LDL cholesterol, HDL cholesterol. Các mục tiêu người bệnh cần đạt được là tổng cholesterol dưới 200mg/dl máu; LDL cholesterol dưới 100mg/dl máu; HDL lớn hơn 40mg/dl máu (nam giới) và lớn hơn 50 mg/dl máu (nữ giới).

Thường xuyên kiểm tra mắt, chân, thận

Người bệnh cần kiểm tra mắt, chân, thận tại các cơ sở y tế uy tín bởi những bộ phận này là nơi biến chứng tiểu đường tập trung tấn công. Người bệnh nên đi khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần, thường xuyên kiểm tra chân để phát hiện các vết xước, vết cắt gây nhiễm trùng nếu có và xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận. Trường hợp nghiêm trọng phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ tư vấn cho những biện pháp chữa trị kịp thời.