Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Tạo thói quen hàng ngày để phòng chống thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh dễ thấy ở những người làm việc trong văn phòng, hãy tạo những thói quen hàng ngày để có thể phòng chống loại bệnh này.

 

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở nhân viên văn phòng

Đốt sống cổ là khu vực khá nhạy cảm trên cơ thể,là nơi tập trung của khá nhiều các dây thần kinh. Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép đối với các dây thần kinh tổng hợp. Trường hợp nặng thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tê liệt phần trên của cơ thể rất nguy hiểm.

Những thói quen giúp phòng chống thoái hóa đốt sống cổ

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh khá thường gặp nhất hiện nay. Bệnh xuất hiện nhiều từ độ tuổi 25-45 ngày càng tăng cao. Nói về căn bệnh này bác sỹ Vương chuyên gia bệnh học nội khoa Bệnh viện YHCT Trường Giang cho biết:” Hầu như các bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp vào đây điều trị đều là nhân viên làm công việc văn phòng. Công việc của họ ít vận động và ngồi nhiều công thêm áp lực của công việc làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Không chỉ riêng người ít vận động mà những người làm công việc mang vác quá sức cũng rất dễ mắc bệnh thoái hóa.”
Vì vậy mà mỗi người chúng ta đều cần phải có trách nhiệm với chính sức khỏe của bản thân từ việc tạo ra những thói quen hàng ngày.

Bài tập vận động khớp cổ

Có 2 bài tập có thể áp dụng tại nhà để phòng chống thoái hóa đốt sống cổ.

– Thả lỏng cơ cổ
Với bài tập này bạn có thể áp dụng mỗi khi mỏi cổ hay sau khi ngồi lâu. Bài tập này cũng khá đơn giản và rất dễ thực hiện.
Bạn dùng 4 ngón tay miết nhẹ từ chân tóc xuống cổ. Sau đó xuống 2 vai và thực hiện ngược lại. Mỗi ngày nên dành khoảng 5-10 phút để thả lỏng cơ cổ. Giúp cơ cổ không bị co cứng và khó vận động.
Bài tập thả lỏng cơ thể
– Xoay cổ
Bài tập này được dùng nhiều mỗi khi chúng ta ngồi lâu, ngồi 1 tư thế khiến cho cổ bị mỏi. Vì vậy hãy thử ngay với bài tập khá đơn giản này ngay nhé.
Ngồi với tư thế thư giãn 2 tay buông tự nhiên. Đầu tiên cúi đầu xuống thấp, cố gắng giữ cho cằm chạm vào phần xương đòn trên cổ. Tiếp theo nghiêng đầu sang trái sau đó thì chuyển sang phải. Giữ mỗi tư thế khoảng 5 giây sau đó chuyển sang tư thế khác. Tiếp tục ngửa đầu lên trên và trở về tư thế ban đầu.
Bài tập xoay cổ

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với đốt sống cổ. Việc bổ sung lượng canxi, khoáng chất thiết yếu hàng ngày sẽ giúp cho mỗi người có bộ xương chắc khỏe hơn. Vậy chúng ta nên ăn gì là tốt nhất?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Thức ăn chứa canxi tự nhiên: cá, tôm, nghêu, sò, uống sữa,..
– Các loại thức ăn giàu vitamin: rau có màu xanh, các loại củ, quả, các loại trái cây giàu vitamin A, B, C, K, E,H,..
– Bên cạnh đó ăn nhiều các loại xương hầm để tổng hợp protein và canxi tự nhiên có trong xương động vật.
– Không sử dụng nhiều các loại hợp chất tổng hợp: nước ngọt có ga, bia, rượu, thuốc lá,..
– Không sử dụng các loại thức ăn quá mặn hay quá ngọt, thức ăn sẵn.

Ổn định tâm lý

Giữ trạng thái tâm lý cân bằng là một thói quen phòng chống bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày khiến cho các dây thần kinh trong đốt sống cổ bị tăng áp lực và giảm sự tuần hoàn.
Ngoài ra căng thẳng mệt mỏi còn gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Nó khiến cho áp lực và ảnh hưởng đến hệ thần kinh xung quanh đốt sống cổ.
Giữ ổn định, cân bằng tâm lý

Bố trí bàn làm việc hợp lý

Tại sao chúng ta cần phải có vị trí làm việc phù hợp? Bàn ghế ngồi không phù hợp là tác nhân gây nên rất nhiều bệnh. Nhất là các bệnh về xương khớp, ngồi sai tư thế gây cong vẹo cột sống, mỏi cổ, đau lưng, thoái hóa xương khớp và rất nhiều bệnh.

Bàn làm việc không quá thấp cũng không quá cao
Thói quen bố trí bàn làm việc phù hợp, không quá cao hoặc không quá thấp giúp cho bạn có thể ngồi thoải mái khi làm việc, hạn chế xảy ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đây là một trong những cẩm nang sức khỏe dành cho dân văn phòng. Lâu lâu nên vận động cơ thể và mắt. Ngồi nhiều và nhìn nhiều vào 1 vật cũng khiến cho mắt bạn trở nên suy giảm thị lực hơn.

Lời khuyên của bác sỹ

Tránh ngồi lâu một tư thế, những người lái xe, lái tàu, văn phòng nên có giải lao giữa giờ (khoảng 2 giờ nghỉ giải lao khoảng từ 10 – 15 phút) và tập động tác nhẹ nhàng như cúi xuống, ngẩng đầu lên, xoay cổ nhẹ (khi chưa bị thoái hóa cốt sống cổ). Với người tuổi cao không được vặn, lắc, bẻ cổ khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Khi nằm ngủ, nghỉ, cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải thật thoải mái (không cao, không thấp quá), khi ngủ nên có thay đổi tư thế và thỉnh thoảng chuyển mình để cho máu được lưu thông.