Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đừng nên coi thường bệnh Amidan cấp và mạn tính ở trẻ em

Amiđan là nơi dễ viêm nhiễm nếu không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng tại chỗ như áp xe hay biến chứng tim mạch. Vì vậy, Đừng nên coi thường Amidan cấp và mạn tính ở trẻ em.

Đừng nên coi thường bệnh Amidan cấp và mạn tính ở trẻ em

Đừng nên coi thường bệnh Amidan cấp và mạn tính ở trẻ em

Bệnh viêm amidan là  gì?

Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở mỗi bên của mặt sau cổ họng. Hoạt động với vai trò như một cơ chế bảo vệ, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi nhiễm trùng. Khi amidan bị nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan. Viêm amidan xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và là một trong những căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến.

Amidan được phân làm hai loại: Theo nhiều chia sẻ trên chuyên mục cẩm nang sức khỏe được biết, viêm amidan cấp và mạn tính với những biểu hiện rất khác nhau.

Viêm amidan cấp tính: Là viêm xung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virút gây nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amiđan là “cửa vào” của một số vi khuẩn hay virút như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não…

Viêm amidan mãn tính: Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần, gồm:

  • Amiđan quá phát thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi
  • Amiđan có thể nhỏ lại (xơ chìm).

Viêm amiđan quá phát A1 (A+): amiđan to tròn, cuống gọn. Chiều ngang amiđan nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước amiđan.

Viêm amiđan quá phát A2 (A++): amiđan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang amiđan nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước amiđan.

Viêm amiđan quá phát A3 (A+++): amiđan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang amiđan nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước amiđan.

Thể xơ chìm: thường gặp ở người lớn, amiđan nhỏ, mặt gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt xơ trắng biểu hiện bị viêm nhiễm nhiều lần. Màu đỏ sẫm, trụ trước đỏ, trụ sau dầy. Amiđan mất vẻ mềm mại bình thường, ấn vào amiđan có thể thấy phòi mủ hôi ở các hốc.

Phương pháp điều trị amidan cấp và amidan mạn là gì?

Nguyên tắc điều trị

-Viêm amiđan cấp: kháng sinh, giảm ho, giảm đau. Quẹt họng tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Không phẫu thuật.

– Viêm amiđan mạn: điều trị triệu chứng (giảm ho, giảm đau). Phẫu thuật cắt amiđan.

Phác đồ

Viêm amiđan cấp: Amoxycillin80 – 100mg/kg/ngày, Cephalexin 50 – 100mg/ kg/ngày. Nếu không đáp ứng với điều trị ban đầu, dùng Cefaclor 30-50mg/ kg/ngày, Cefuroxim 20mg/kg/ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với những kháng sinh trên ta có thể thay thế bằng Erythromycin 30 – 50mg/kg/ngày, Clindamycin 15mg/kg/ngày, Azitromycin 10mg/kg/ngày. Chờ kết quả phết dịch amiđan , điều trị theo kháng sinh đồ.

Xử trí tiếp theo

Nếu đáp ứng với xử trí ban đầu nên tiếp tục điều trị 7 -10 ngày. Nếu không đáp ứng phải điều trị theo kháng sinh đồ.

Phương pháp điều trị amidan cấp và amidan mạn là gì?

Phương pháp điều trị amidan cấp và amidan mạn là gì?

Điều trị phẫu thuật

– Chỉ định

+ Hội chứng ngừng thở lúc ngủ do chèn ép.

+ Amiđan quá phát gây khó nuốt, nói ngọng, ngủ ngáy, không tăng trọng, làm trẻ chậm phát triển.

+ Amiđan viêm mạn bộc phát cấp tính 3- 5 lần/năm.

+ Tình trạng viêm amidan có biến chứng: áp xe quanh amidan, thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp.

+ Tình trạng bệnh học viêm mạn hốc mủ, có bã đậu gây hôi miệng thường xuyên.

+ Viêm amiđan có sỏi.

+ Phế họng Amiđan có mầm bệnh như Streptococcus hemolytic nhóm A, bạch hầu, nấm.

+ Nghi ngờ ác tính.

– Kỹ thuật mổ: mổ dưới gây mê nội khí quản qua đường mũi

+ Cắt amiđan bằng dao điện.

+ Cắt amidan bằng coblator.

+ Cắt amiđan bóc tách thòng lọng.

– Chảy máu sau cắt amiđan:

+ Cắt amidan có thể gây chảy máu ngay sau khi cắt, hoặc trong 2 tuần sau đó nếu không theo đúng chế độ ăn uống.

+ Sau cắt amiđan bệnh nhân vẫn nhổ ra máu tươi, hoặc mạch tăng trên 10 nhịp/ phút kể từ lúc mổ xong thì phải kiểm tra hố amiđan nếu hố amiđan có cục máu đông là có chảy máu ta phải tiến hành cầm máu. Nên cầm máu dưới gây mê nội khí quản, bằng đốt điện, kẹp, cột, khâu trụ, truyền dịch, truyền máu. Nếu không hiệu quả phải thắt động mạch cảnh ngoài.

– Nhiễm trùng hố mổ:

+ Kháng sinh sử dụng là Ampicillin 100mg/kg/ngày TM trong vòng 10 ngày. Nếu sau 2 ngày dùng kháng sinh nói trên mà bệnh không giảm nên sử dụng Cefotaxim 100mg/kg/ngày trong 10 ngày.

+ Giảm sốt với Acetaminophen 15mg/kg/lần mỗi 4-6 giờ, không quá 60mg/kg trong 24 giờ uống hoặc nhét hậu môn.

Nguồn: bacsy.edu.vn