Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bạn đã biết gì về bệnh hen suyễn?

Hen suyễn là chứng bệnh mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng hen suyễn thường bộc phát bất ngờ và ảnh hưởng xấu đến cơ thể cũng như hoạt động thường ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Suyễn là một loại bệnh mạn tính gây co thắt và làm viêm các đường dẫn khí trong phổi. Điều này dẫn đến khó thở, thở khò khè, đau ngực, ho và thở đứt hơi. Đôi khi, suyễn thậm chí có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ được thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số vấn đề về bệnh hen suyễn để người bệnh có thể nhận biết và sớm đưa ra phương án điều trị phù hợp cho mình.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

Các bác sĩ tư vấn cho biết, hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh suyễn hoặc lý do tại sao một số người lại mắc bệnh còn những người khác thì không. Tuy nhiên, họ cho rằng nguyên nhân là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Chất gây dị ứng là thủ phạm chính gây ra các cơn hen. Bệnh dị ứng và hen suyễn thường đi cùng nhau và loại hen suyễn phổ biến nhất thường là hen do dị ứng. Theo bác sĩ, các trường hợp mắc bệnh suyễn thường do các yếu tố khác nhau ở những người khác nhau, ví dụ như:

  • Chất gây dị ứng trong không khí, bao gồm phấn hoa, nấm mốc, bụi bám và tiếp xúc với vật nuôi
  • Nhiễm trùng: các bệnh gây ra các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường
  • Nhiệt độ lạnh: không khí lạnh và khô có thể kích ứng đường thở và gây hen
  • Chất gây ô nhiễm không khí và chất kích thích, bao gồm khói thuốc lá, khói củi lửa và khói hóa học
  • Căng thẳng
  • Các dị ứng, phản ứng hoặc kích ứng với thực phẩm như khi ăn đậu phộng, sò ốc và một số chất bảo quản, chẳng hạn như sulfite…

Bệnh hen suyễn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Ảnh hưởng của suyễn lên cơ thể con người

Trong một số cuốn cẩm nang sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã ghi rất rõ, khi phản ứng với kích ứng bên ngoài, bệnh suyễn có thể gây viêm ống dẫn khí, thu hẹp phế quản và làm tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng. Viêm ống dẫn khí là phản ứng của cơ thể đối với tác nhân kích thích và có triệu chứng là sưng, thu hẹp đường thở và tiết chất nhầy. Thu hẹp phế quản xảy ra khi các cơ trong ống dẫn khí co lại và thắt chặt quanh ống phế quản (các ống thở trong phổi). Chất nhầy hoặc dịch được tiết ra bởi phản ứng có thể làm tắc nghẽn đường thở và làm cho việc thở ngày càng trở nên khó khăn.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hen suyễn như thế nào?

Người bị bệnh hen suyễn nên chú ý theo một chế độ ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất để duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể. Hen suyễn sẽ nghiêm trọng hơn với những người bị béo phì, dù cho chúng ta chưa biết được mối liên kết giữa hen và cân nặng. Đồng thời, các loại thuốc điều trị hen suyễn như thuốc hít corticosteroid giúp kiểm soát bệnh hen suyễn sẽ kém hiệu quả hơn ở những bệnh nhân bị béo phì.

Những chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, E; các sắc tố, hợp chất thực vật carotenoid và flavonoid, đều hỗ trợ phòng ngừa bệnh hen suyễn và cải thiện chức năng phổi. Theo đó, bạn có thể bổ sung các chất chống oxy hóa bằng những loại thực phẩm này:

  • Vitamin C: các loại rau, củ, quả.
  • Vitamin E: táo, rau củ, dầu thực vật, thịt, gia cầm, các loại quả hạch và trứng.
  • Carotenoid: cà rốt, khoai lang, cải bó xôi, cải xoăn (kale) và cà chua.
  • Flavonoid: trái cây, rau củ, trà, đậu nành và các loại cây họ đậu.
  • Ăn nhiều cá và các loại chuỗi axit béo không bão hòa sẽ hỗ trợ phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hen suyễn

Kết quả từ nhiều nghiên cứu lớn được đăng tải trên các trang tin tức Y tế cho thấy, vitamin D có ảnh hưởng đến hen suyễn. Chúng làm bệnh tình ít trầm trọng hơn và người bệnh cũng không còn gặp nhiều triệu chứng. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, dầu gan cá và lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, phần lớn lượng vitamin D mà chúng ta tiêu thụ hiện nay lại đến từ các thực phẩm bổ sung như sữa, sữa chua, bơ và ngũ cốc ăn sáng. Vì thế bạn có thể bổ sung thêm vitamin D theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: bacsy.edu.vn