Uốn ván gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nên việc biết được những kiến thức về uốn ván sẽ giúp phòng tránh bệnh hiểu quả.
- Bệnh học ngoại khoa u xơ tiền liệt tuyến
- Những thông tin cần biết về bệnh ngoại khoa
- Nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Nhằm giúp độc giả có được cái nhìn và thông tin chính xác về bệnh uốn ván, website bacsy.edu.vn đã có cuộc trao đổi với các bác sĩ Chu Hòa Sơn đang công tác tại bệnh viện trên địa bàn, đồng thời cũng là giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – một ngôi trường có bề dày truyền thống trong đào tạo đội ngũ Y Dược chất lượng với phương châm “sâu y lý, giỏi y thuật, giàu y đức”.
Hỏi: Thưa bác sĩ, uốn ván là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này?
Trả lời:
Uốn ván là một loại bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn uốn ván này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Khi bị nhiễm trùng vết thương, thường là vết thương hở, với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Bào tử xâm nhập vào vết thương trên da, sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não. Độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ. Cơ sẽ bị co giật nặng, bạn có thể ngừng thở và tử vong.
Hỏi: Vậy triệu chứng của bệnh uốn ván như thế nào?
Trả lời:
Uốn ván toàn thân là loại phổ biến nhất. Triệu chứng uốn ván toàn thân là cơ có thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Một số người bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân. Bệnh có thể nhẹ (cơ co cứng với vài cơn co giật), vừa (cứng hàm và khó nuốt) hoặc nặng (co giật dữ dội hoặc ngưng thở).
Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị uốn ván?
Trả lời
Các yếu tố thúc đẩy việc mắc uốn ván có thể kể đến như:
- Thiếu hệ miễn dịch – hệ miễn dịch không nhận được thuốc tiêm phòng kịp thời để chống lại bệnh uốn ván;
- Vết thương đau buốt do bào tử uốn ván;
- Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác;
- Mô bị tổn thương;
- Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương.
Những vết thương sau có thể gây ra uốn ván:
- Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm;
- Vết thương do đạn bắn;
- Gãy xương hở;
- Bỏng;
- Vết thương do phẫu thuật;
- Nhiễm trùng tai;
- Vết cắn của động vật;
- Vết loét bị nhiễm trùng ở chân.
Hỏi: Có thể thấy uốn ván là căn bệnh ngoại khoa rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Vậy hiện nay y học đã có những cách điều trị bệnh uốn ván như thế nào thưa bác sĩ?
Trả lời:
Về nguyên tắc điều trị hiện nay có 6 nguyên tắc, bao gồm:
- Chống co cứng và giật cứng.
- Xử trí vết thương cửa vào của vi khuẩn và kháng sinh diệt trực khuẩn uốn ván.
- Trung hòa độc tố uốn ván.
- Đảm bảo thông khí, chống suy hô hấp.
- Điều trị các triệu chứng khác: Cân bằng nước điện giải, năng lượng, chống nhiễm toan, trợ tim mạch, chống rối loạn thần kinh thực vậtv.v…
- Săn sóc, hộ lý, dinh dưỡng… tốt thường xuyên.
Tùy theo từng nguyên tắc mà có cách xử lý tương ứng. Ví dụ như nguyên tắc Chống co giật và co cứng cơ, người bệnh sẽ được chỉ định uống các loại thuốc chống co giật co cứng như Diazepam (Valium, Seduxen) dùng đường uống (qua xông dạ dày) hoặc đường tĩnh mạch, tùy theo mức độ của bệnh mà có liều lượng phù hợp.
Cám ơn bác sĩ Sơn đã có những chia sẻ hữu ích về căn bệnh uốn ván này đến độc giả. Với những thông tin mà bác sĩ Sơn đưa ra, hi vọng sẽ bạn có những kiến thức cần thiết để phòng và trị bệnh hiệu quả.
Nguồn: bacsy.edu.vn