Mặc dù lợi ích khi sử dụng glucosamine còn đang gây nhiều tranh cãi xong thực tế Glucosamin được nhiều người sử dụng trong điều trị viêm khớp và thoái hóa khớp.
- Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
- Bệnh đau nửa đầu và những điều cần phải biết
- 6 dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh suy tim
Vậy tác dụng của glucosamine là gì? Việc sử dụng bừa bãi như hiện nay tiềm ẩn nguy cơ như thế nào? Bác sĩ tư vấn Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tới bạn đọc nhưng kiến thức quan trọng về hoạt chất đặc biệt này.
Glucosamin là gì?
Glucosamin là một chất tự nhiên được tìm thấy trong các sụn khớp khỏe mạnh của cơ thể, là chất cơ thể có khả năng tự tổng hợp được nhưng khả năng này giảm dần khi tuổi cao. Do đó chức năng sụn suy giảm trở nên cứng và mất độ đàn hồi, làm cho khớp xương dễ bị tổn thương gây các biểu hiện của thoái hóa khớp: Đau, khó cử động…
Các thử nghiệm cho thấy sử dụng glucosamine có tác dụng sửa chữa và tái tạo sụn khớp, từ đó làm giảm các triệu chứng cũng như làm chậm lại tiến triển của thoái hóa khớp. Glucosamin dạng dược phẩm được chiết xuất từ mô động vật, vỏ tôm, tôm hùm, cua… Glucosamin được kết hợp với các thành phần khác như vitamin C, bromelain, chondroitin… để tăng cường tác dụng của glucosamine với viêm khớp mạn. Một số nghiên cứu còn cho thấy tác dụng điều tị vảy nến của glucosamine khi kết hợp với dầu cá.
Ở nhiều nước glucosamin được xếp vào thực phẩm chức năng dễ dàng mua bán và sử dụng, bên cạnh đó có tới 70 nước lại xếp Glucosamin là thuốc điều trị cần được cân nhắc y khoa khi sử dụng.
Ở nước ta, việc sử dụng glucosamine cũng rất phổ biến, chủ yếu là nguồn hàng xách tay từ các nước tuy nhiên điều đáng lo ngại là người bán thiếu chuyên môn trách nhiệm với những lời quảng cáo có cánh: “Glucosamin rất an toàn, hoàn toàn không có tác dụng phụ” hay “Cái này là thực phẩm chức năng, uống vô tư”. Còn người mua thì mua theo truyền miệng mách nhau là dùng rất hiệu quả mà không theo chỉ dẫn y khoa nào, do vậy không ít trường hợp đã gặp phải những rắc rối từ việc dùng bừa bãi này: Tăng huyết áp, tim đập nhanh, chán ăn, mệt mỏi do tác dụng phụ của glucosamine.
Lưu ý gì khi sử dụng glucosamine
Glucosamin là thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh lý học thoái hóa khớp mà không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng ngay tức thì. Cần sử dụng đúng liều lượng trong thời gian nhất định mới mang lại kết quả, nếu bệnh nhân đau cần sử dụng kèm nhóm thuốc giảm đau khớp theo chỉ định.
Mặc dù Glucosamin có những tác dụng nhất định nhưng không vì thế mà bạn tự ý sử dụng. Đặc biệt những đối tượng sau cần cân nhắc khi sử dụng, thậm chí không nên dùng:
- Bệnh nhân có dị ứng với tôm, cua, hải sản nói chung không nên dùng do glucosamine chiết xuất từ những loại thực phẩm này.
- Cần thận trọng khi sử dụng glucosamine trên bệnh nhân đái tháo đường do bản chất glucosamine chính là một loại đường amino nên khi sử dụng trên nhóm đối tượng nguy cơ cần theo dõi sát đường huyết.
- Glucosamin làm tăng nguy cơ chảy máu trên những bệnh nhân có sẵn rối loạn chảy máu, uống thuốc chống đông.
- Những tác dụng phụ thông thường khác kể đến như: Đầy hơi, khó chịu đường tiêu hóa, đau đầu, dị ứng, tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời… Một số trường hợp có thể gây tăng huyết áp tạm thời, nhịp tim tăng.
Bác sĩ Sơn lưu ý: “Không dùng glucosamin cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Sử dụng Glucosamin tốt nhất dưới sự thăm khám, chỉ định thích hợp của thầy thuốc có chuyên môn”.
Nguồn: bacsy.edu.vn