Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Các phương pháp điều trị chứng đổ mồ hôi

Hiện nay chứng đổ mồ hôi có thể gây ra nhiều phiền toái cũng như khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp, vậy phương pháp điều trị căn bệnh này như thế nào?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đổ mồ hôi

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đổ mồ hôi

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đổ mồ hôi

Theo các bác sĩ tư vấn, chứng tiết mồ hôi rất cần thiết trong việc điều hòa thân nhiệt trong lúc tập thể thao, lao động hay môi trường chung quanh ấm hay nóng. Tiết mồ hôi được điều tiết bởi hệ thần kinh giao cảm. Trong khoảng 0,6 – 10% dân số, hệ thống thần kinh này hoạt động quá mức gây tiết mồ hôi vào những thời điểm không thích hợp ở một số vùng đặc biệt của cơ thể. Theo đó, nguyên nhân gây đổ mồ hôi có thể là tiên phát hay thứ phát có thể xuất hiện ở đầu, mặt, lòng bàn tay, nách, thân và lòng bàn chân.

  • Đổ mồ hôi tiên phát không rõ nguyên nhân: Thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Khởi phát từ lúc nhỏ hay giai đoạn sớm của tuổi thanh xuân, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Các rối loạn về tâm và thần kinh hiếm gây đổ mồ hôi tay. Đổ mồ hôi gây khó chịu và ảnh hưởng nặng nề trong giao tiếp xã hội, nghề nghiệp, bạn bè…
  • Đổ mồ hôi thứ phát: Thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi thứ phát như: cường giáp, điều trị các bệnh ác tính bằng nội tiết, mãn kinh, béo phì, rối loạn tâm thần, các bệnh ác tính hệ thống.

Các biểu hiện của chứng đổ mồ hôi rất rõ ràng, cụ thể ở các bộ phận

  • Đổ mồ hôi tay: Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi. Bàn tay được sử dụng trong giao tiếp về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể. Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp. Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân cảm thấy bàn tay mình ẩm ướt và mát hay lạnh cả ngày. Một số bệnh nhân cũng cảm thấy bàn tay mình thay đổi màu sắc trở thành màu xanh tái hay tím. Đổ mồ hôi nách gây ướt và làm bẩn áo. Ở những bệnh nhân có nách nặng mùi sẽ gây nên những ức chế về tam lý và tâm thần, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, thường gặp ở những sắc dân châu Á nhiều hơn những sắc dân khác.
  • Đổ mồ hôi ở đầu và mặt: thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt, bệnh nhân cảm giác bối rối và tự ti.
  • Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân: đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân và có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác ở cơ thể. Đổ mồ hôi ở thân và đùi ít gặp có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác của cơ thể.

Các phương pháp điều trị chứng đổ mồ hôi

Các phương pháp điều trị chứng đổ mồ hôi

Các phương pháp điều trị chứng đổ mồ hôi

Các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đổ mồ hôi thứ phát được điều trị bằng cách điều trị các nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng hoocmôn thì nên điều trị bằng kháng estrogen (ciproterone acetate) có thể làm giảm các cơn đổ mồ hôi. Những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tiên phát hay thứ phát từ vừa đến nặng không cải thiện bằng các phương pháp điều trị khác có thể được điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc chống tiết mồ hôi, phương pháp điện ly, các thuốc kháng cholinergics, phẫu thuật.

Thuốc chống tiết mồ hôi

Là phương pháp được đề nghị đầu tiên. Chloride hexahydrate nhôm (20-25%), cồn 90% sử dụng 2-3 lần một tuần vào buổi tối. Tuy nhiên không có hiệu quả kéo dài, tỉ lệ da bị kích thích cao. Có thể sử dụng formol 10% kết quả lâm sàng tốt trong vòng 72 giờ, màu sắc da có thể biến đổi thành màu nâu.

Điện phân

Phương pháp điện phân được sử dụng nếu điều trị với các thuốc kháng mồ hôi không hiệu quả. Điện phân được sử dụng để điều trị đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân. Dòng điện cường độ thấp (15-18 mA) được áp vào lòng bàn tay và lòng bàn chân nhúng trong dung dịch điện giải.  Được lập đi lập lại nhiều lần khởi đầu là mỗi lần 20 phút nhiều lần trong một tuần, dần dần cách khoảng 1-2 tuần. Kết quả thì không hằng định khoảng 70% bệnh nhân đổ mồ hôi nhẹ đến vừa có kết quả tốt, một số bệnh nhân cho rằng phương pháp tốn thời gian, không hiệu quả và đắc tiền. Phương pháp này áp dụng rất khó trong trường hợp đổ mồ hôi ở nách, và không thể được sử dụng trong trường hợp đổ mồ hôi lan tỏa ở thân hay ở đùi. Các hiệu ứng phụ bao gồm bỏng, điện giựt, khó chịu, tê rần, kích thích da (nổi mẩn đỏ hay bóng nước). Tăng tiết mồ hôi xuất hiện ngay sau khi ngưng điều trị.

Điều trị nội khoa

Không có phương pháp điều trị nội khoa đặc hiệu cho chứng đổ mồ hôi. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc an thần hay các thuốc kháng cholinergic. Có rất nhiều phản ứng phụ như khô miệng, khả năng điều tiết của mắt giảm và nhiều phản ứng phụ khác. Điều trị nội khoa thường không được khuyến cáo để đạt được hiệu quả điều trị cần phải dùng liều cao thì bệnh nhân không dung nạp được.  Sử dụng các thuốc kháng cholinergic liều thấp có thể làm giảm tiết mồ hôi và không gây phản ứng phụ trong một vài bệnh nhân đổ mồ hôi ở thân.

Bệnh đổ mồ hôi có thể để lại nhiều phiền toái cho người bệnh

Bệnh đổ mồ hôi có thể để lại nhiều phiền toái cho người bệnh

Ngoài các phương pháp được nêu ở trên còn phương pháp điều trị thường được hay sử dụng như chích Botox, thôi miên, Laser liệu pháp, xạ trị, tâm lí liệu pháp, cắt bỏ tuyến mồ hôi nách, phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm.

Nguồn: bacsy.edu.vn