Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ cảnh báo: Trẻ nhỏ cần cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản mùa lạnh

Bệnh viêm tiểu phế quản là căn bệnh nguy hiểm nên có thể để lại nhiều biến chứng, vậy các bậc cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con trẻ với căn bệnh này trước mùa lạnh?

Trẻ nhỏ cần cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản mùa lạnh

Thời tiết mưa ẩm ở nước ta trong những ngày qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý lây lan do tác nhân virút gây ra ở trẻ em như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và đặc biệt là viêm tiểu phế quản.

Trẻ nhỏ cần được bảo vệ với bệnh viêm tiểu phế quản

Theo các bác sĩ tư vấn, bệnh viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng (2 tuổi) với các triệu chứng như sốt ho, khò khè, khó thở… Bệnh thường khởi phát bằng các dấu hiệu sớm trong 48 tiếng giống triệu chứng cảm như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy mũi, biếng ăn. Từ ngày thứ 3 – 5 của bệnh (sau 48 tiếng), bệnh dễ nặng với dấu hiệu khò khè khó thở và ho nặng. Thông thường, bệnh dần khỏi sau từ 7 – 14 ngày. Tuy nhiên tình trạng ho và khò khè sau viêm tiểu phế quản có thể kéo dài 1 tháng với một số tác nhân như virus Adeno. Những trẻ có thể diễn tiến nặng gồm trẻ mắc bệnh có tiền căn sinh non dưới 35 tuần; trẻ em mắc bệnh ở tuổi nhỏ dưới 12 tuần (3 tháng tuổi); trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mạn tính, bệnh thần kinh cơ…  Trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải, suy dinh dưỡng nặng.

Theo đó, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như khó thở rõ, hoặc thở không đều hoặc thở nhanh >70 lần/phút;  trẻ không thể bú được vì ho liên tục và khó khè nặng; xanh tái khi ho, bú gắng sức; da xanh tái, vã mồ hôi thì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản như thế nào?

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản như thế nào?

Cũng giống như các bệnh học do tác nhân siêu vi khác gây ra, viêm tiểu phế quản điều trị chủ yếu là theo dõi, can thiệp thuốc tối thiểu, không điều trị đặc hiệu, vì một cơ thể khỏe mạnh của trẻ sẽ tự vượt qua. Bệnh chỉ được theo dõi và can thiệp nếu có những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Các trường hợp điều trị ngoại trú để chăm sóc hỗ trợ và có các dấu hiệu suy hô hấp cần sử dụng các vật liệu y tế.

Để phòng ngừa căn bệnh này thì các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ đang có bệnh hoặc có triệu chứng giống cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Rửa tay sạch dưới vòi nước bằng các loại xà phòng rửa tay diệt khuẩn thông thường, trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang, hạn chế lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng, giọt bắn. Môi trường sống của trẻ không thuốc lá, giảm nguy cơ mắc và biến chứng nặng của các bệnh lý lây nhiễm đường hô hấp. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch, tránh bệnh chồng bệnh, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý.

Nguồn: bacsy.edu.vn