Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Điểm mặt những nguyên nhân gây ra bệnh da liễu ở trẻ em

Nắm được những nguyên nhân gây ra bệnh da liễu ở trẻ em sẽ giúp các bậc cha mẹ có hướng phòng ngừa và điều trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Điểm mặt những nguyên nhân gây ra bệnh da liễu ở trẻ em

Sự thay đổi thời tiết và dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến làn da trẻ em. Vào mùa xuân, không khí vẫn còn khô do vậy da trẻ trở nên khô, dễ bong vảy, hoặc ngứa nhiều… Vì vậy, bệnh da mùa xuân ở trẻ em không thể xem nhẹ. Một số nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu có thể kể đến như:

Thiếu kẽm

Theo các bác sĩ tư vấn, viêm da đầu chi nặng do dạ dày-ruột ở trẻ nhũ nhi: bệnh di truyền hiếm gặp do không có khả năng hấp thu đủ kẽm trong chế độ ăn vì thiếu gene SLC39A4 vận chuyển kẽm đặc hiệu trong ruột. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trong vài tháng đầu đời, thường sau lúc cai sữa mẹ chuyển sang sữa công thức. Da trẻ nổi lên những mụn nước dạng chàm hóa, khô, đóng vảy hoặc dạng vảy nến, phân bố đối xứng ở những vùng quanh hốc mắt, đầu chi, vùng hội âm và trên cằm, đầu gối, và khuỷu. Tóc thường đổi màu hung đỏ bất thường và dễ bị rụng là đặc điểm của bệnh. Rối loạn ở mắt cũng xảy ra như sợ ánh sáng, viêm kết mạc, viêm mi mắt, và loạn sản giác mạc. Ngoài ra bệnh còn có rất nhiều các biến chứng khác, do đó các bậc cha mệ nên đi khám dinh dưỡng để sớm bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Thiếu acid béo thiết yếu

Với chế độ ăn thiếu chất béo, trẻ bị viêm da bong vảy toàn thân gồm hồng ban mảng dày, bong vảy. Những biểu hiện của tình trạng thiếu acid béo thiết yếu là rụng tóc, giảm tiểu cầu và chậm lớn. Quan sát da trên kính hiển vi thấy những vết nứt trên lớp sừng ở da gây tăng mất nước qua lớp thượng bì. Điều trị bằng bôi tại chỗ thuốc acid linoleic và dinh dưỡng thích hợp có thể cải thiện biểu hiện lâm sàng và thay đổi sinh hóa.

Thiếu vitamin A có thể gây ra các bệnh da liễu

Bệnh suy dinh dưỡng phù

Nếu trong thời gian cai sữa chuyển sang chế độ ăn đặc không thích hợp, trẻ dễ bị thiếu protein nặng và cạn kiệt acid amino thiết yếu mặc dù được nuôi dưỡng với chế độ ăn mà khối lượng thức ăn nhiều nhưng mất cân bằng về các chất vẫn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu trong trường hợp bệnh này da có thế xuất hiện màu đỏ nâu và bong vảy lan tỏa, nặng hơn da bị trợt và nứt nẻ.

Thiếu vitamin A

Theo Cẩm nang sức khỏe, vitamin A là sinh tố tan trong dầu có sẵn trong các thực phẩm gốc động vật (sữa, lòng đỏ trứng, gan) và được tạo thành trong cơ thể từ sắc tố b carotene có trong rau củ như: rau ngót, rau dền, cà rốt, đu đủ, khoai lang… có vai trò thiết yếu trong tăng trưởng, nhìn trong bóng mờ và các mô cơ, biểu hiện đầu tiên là mắt bị quáng gà. Thay đổi ở da gồm khô da niêm, dày sừng và tăng sản thượng bì, đặc biệt ở lớp sừng nang lông và tuyến bã. Trường hợp nặng da bị bong vảy.

Mùa xuân, các bậc phụ huynh cần lưu ý duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Đầy đủ khoáng chất và sinh tố không những có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng cường sức khỏe cho trẻ mà còn có tác dụng gìn giữ làn da trẻ khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh da ở trẻ.

Ngoài một số nguyên nhân trên thì còn nhiều các căn bệnh dẫn tới bệnh da liễu ở trẻ như: bệnh xơ hóa nang, bệnh Pellagra, bệnh Scurvey,… Vì thế các bậc cha mẹ nên đi khám sức khỏe cho trẻ để sớm có hướng phòng ngừa, điều trị và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Nguồn: bacsy.edu.vn