Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư là mệt mỏi, nguyên nhân của vấn đề này rất đa dạng và mang tính chất cá thể.
- Tìm hiểu những nguyên lý triệu chứng bệnh tiêu chảy do kháng sinh
- Tìm hiểu về chứng bệnh fallot nguy hiểm
- Tìm hiểu về bệnh phù thũng – căn bệnh không phải ai cũng biết
Triệu chứng mệt mỏi ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Cảm giác mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư là gì?
Theo các bác sĩ tư vấn, tình trạng mệt mỏi liên quan đến ung thư là tình trạng yếu ớt, cảm giác kiệt sức mang tính chủ quan, do bệnh lý hay do tác dụng phụ của việc điều trị mang lại. Cảm giác này tồn tại dai dẳng kéo dài gây giảm chất lượng sống của người bệnh. Người bệnh mô tả cảm giác mệt mỏi như cảm giác rã rời, không muốn làm gì, chỉ muốn nằm một chỗ,.. Mệt mỏi trong ung thư cũng có thể được mô tả bằng các từ ngữ đặc trưng như mất khả năng điều khiển, cạn kiệt năng lượng, mất hết sức sống, mệt mỏi không cải thiện với việc nghỉ ngơi và ngủ. Tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Nghiên cứu phát hiện ra trong tổng số các bệnh nhân ới phát hiện ung thư có đến 40% bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, 90% số bệnh nhân xạ trị và khoảng 75% số bệnh nhân đang điều trị bằng hóa trị.
Các yếu tố gây ra sự mệt mỏi ở người bệnh
Giải thích hiện tượng mệt mỏi các bác sĩ cho rằng hiện tượng này có yếu tố sinh lý bệnh và yếu tố tâm lý người bệnh. Đó là các yếu tố gây ra bởi khối u, quá trình trị liệu của bệnh nhân (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Người bệnh có mang trong người các yếu ố bệnh sẵn có như thiếu máu, suy tim, suy đa phủ tạng, thể trạng suy dinh dưỡng và một số bệnh lý liên quan đến cơ vân. Bệnh nhân đau do khối ung thư xâm lấn, miễn dịch thay đổi và có tình trạng mất ngủ hoặc nhịp sinh học thay đổi. Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến tình trạng này như lo lắng, trầm cảm vì tình trạng bệnh. Ngoài ra yếu tố ngoại cảnh đến từ môi trường như bệnh viện, ồn ào, thay đổi môi trường sống là những yếu tố thúc đẩy sự mệt mỏi tăng lên.
Các yếu tố gây ra sự mệt mỏi ở người bệnh
Đánh giá mệt mỏi như thế nào?
Thang điểm VAS (Visual analog scal) hoặc thang điểm BFI (Brief Fatigue Invevtory) được dùng để đánh giá sự mệt mỏi ở người bệnh. Bất cứ khi nào trong quá trình bệnh lý mà xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi bệnh nhân nên có sự hỗ trọ và quan tâm của bác sĩ, điều dưỡng cho vấn đề chăm sóc giảm nhẹ. Vì tình trạng mệt mỏi thường ít được cải thiện bằng các liệu pháp nghỉ ngơi và ngủ đơn thuần nên cần áp dụng các biện pháp trị liệu không dùng thuốc. Ngoài ra hỗ trợ dinh dưỡng đúng cách và hợp lí cũng là biện pháp cải thiện tình trạng mệt mỏi trên người bệnh ung thư, nâng cao hiệu quả trị liệu.
Giảm thiểu mệt mỏi bằng cách nào?
Một số cách đơn giản mà người bệnh có thể giảm thiểu sự mệt mỏi như:
- Đảm bảo dinh dưỡng: bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý dưới sự tư vấn của thầy thuốc sau khi xem xét tình trạng bệnh,
- Đảm bảo nghỉ ngơi: mặc dù không nhiều nhưng cải thiện giấc ngủ đối với bệnh nhân vẫn là điều cần thiết, người bệnh nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, đảm bảo môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh và không quá sáng. Nếu vẫn cảm thấy khó ngủ bệnh nhân có thể ăn nhẹ hoặc uống một cốc nước ấm,sữa nóng trước khi ngủ, tập thiền, yoga,…
- Sử dụng nhật kí mệt mỏi: đây chính là cách người bệnh tự theo dõi cơn mệt mỏi hằng ngày để giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh của mình, đồng thời tạo ra cho bệnh nhân thói quen quan tâm và chú ý hơn về sức khỏe của mình, không chỉ vậy người bệnh nên ghi lại những vấn đề khiến bản thân mệt mỏi để có biện pháp giải quyết.
- Tập thể dục đều đặn với những môn thể dục vừa sức, duy trì thói quen này mỗi ngày để có một tinh thần thư thái nhẹ nhàng
Để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh bị ung thư thì các chuyên gia giải đáp trên các trang tin tức Y tế khuyến cáo người bệnh nên tuân theo sự chỉ dẫn của những người có chuyên môn.
Nguồn: bacsy.edu.vn