Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi mật

Sỏi mật là một bệnh lý gan mật thường gặp, chúng có thể gây ra những biến chứng nhiễm trùng và ngoại khoa nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Chẩn đoán sỏi túi mật như thế nào?

Chẩn đoán sỏi túi mật như thế nào?

Theo các bác sĩ ngoại khoa, sỏi mật là sự hiện diện của sỏi trong hệ thống đường mật bao gồm: sỏi ở đường mật trong gan, sỏi túi mật và sỏi ở ống mật ngoài gan tận bóng vater. Thành phần sỏi mật chủ yếu là sỏi choleterol, sỏi sắc tố mật. sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán sỏi túi mật như thế nào?

Với sỏi túi mật thường không có triệu chứng báo trước đến 80% mà phương pháp chẩn đoán chủ yếu dựa vào siêu âm và CT scanner. Biện pháp siêu âm là cách tốt nhất và thuận lợi về mặt kinh tế, kỹ thuật dễ dùng để chẩn đoán. Khi ở giai đoạn biến chứng thì mới biểu hiện ra các triệu chứng như: cơn đau quặn gan, có thể có triệu chứng của biến chứng viêm túi mật cấp. Người bệnh còn có thêm triệu chứng đau hạ sườn phải, đau tăng lên khi hít sâu, có thể kèm sốt, rét run, vàng da cũng hay gặp nếu sỏi nằm ở vị trí cổ túi mật gây chèn ép ống gan chung. Khi thăm khám thấy phản ứng thành bụng hạ sườn phải, phản ứng Murphy(+), có thể sờ được túi mật dưới hạ sườn phải, ấn rất đau. Trên cận lâm sàng chỉ có chỉ số bạch cầu biểu hiện tăng.

Theo đó, sỏi đường mật có biểu hiện rất đa dạng: từ không có triệu chứng gì đến cơn đau quặn gan, vàng da tăng dần giống tắc mật do u, viêm tụy cấp tái phát, đau bụng nhưng không đặc hiệu, biểu hiện sốt kéo dài. Còn trong trường hợp sỏi đường mật có viêm đường mật thì người bệnh có biểu hiện đau hạ sườn phải nhiều, sốt cao, rét run. Đi tiểu có nước tiểu vàng đậm, vàng da và kết mạc mắt, đi ngoài phân bạc màu, có khi trắng như phân cò. Nếu tình trạng bệnh học kéo dài có thể sẽ có biến chứng nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng. Chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh trên siêu âm với các biểu hiện giãn đường mật trong và ngoài gan. Hình ảnh nội soi rất chính xác để chẩn đoán.

Các phương pháp điều trị sỏi mật

Các phương pháp điều trị sỏi mật

Điều trị sỏi mật như thế nào?

Điều trị sỏi mật bao gồm sỏi túi mật hay sỏi đường mật đều chung một nguyên tắc là điều trị nguyên nhân tức loại bỏ sỏi và điều trị triệu chứng và biến chứng.

Điều trị nội khoa

Điều trị bằng cách tiết thực hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, trứng sữa. Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống co thắt nếu bệnh nhân có cơn đau nhiều gồm các thuốc: Nospar, spasmaverin viên 40mg 3-4 viên/ ngày. Chống nhiễm trùng: cần chọn kháng sinh có nồng độ cao và còn hoạt tính trong đường mật. Phối hợp kháng sinh đường tiêm liều cao. Chú ý là ban đầu nên chọn kháng sinh tác dụng tốt lên vi khuẩn gram âm, sau đó điều chỉnh theo kháng sinh đồ, dùng kéo dài từ 15 đến 21 ngày.

Theo các bác sĩ tư vấn, bước tiếp theo cần sử dụng Vitamin K: dùng trong trường hợp tắc mật kéo dài. Hoặc sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi: chủ yếu là điều trị sỏi cholesterol, ví dụ thuốc: Acide chenodisoxycholic. Nếu một số trường hợp có thể phẫu thuật mổ nội soi để cắt bỏ và lấy sỏi túi mật.

Nguồn: bacsy.edu.vn