Tắc tia sữa là hiện tượng hai bầu ngực cương cứng, nóng, đau, sốt cao thường gặp ở các bà mẹ mới sinh con đầu lòng.
- Cách khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay
- Vai trò của vitamin A với các bệnh về mắt
- Triệu chứng mệt mỏi ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Nguyên nhân và triệu chứng gây ra tắc tia sữa ở sản phụ
Nguyên nhân và triệu chứng gây ra tắc tia sữa ở sản phụ
Theo các bác sĩ tư vấn, tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại trong bầu ngực cụ thể hơn là giữ lại ở các ống dẫn sữa. Hiện tượng này hay xảy ra nhất là với những bà mẹ mới sinh con đầu lòng gây đau đớn trong việc cho con bú và hút sữa. Nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn đến tình trạng viêm vú, ngực ngừng tiết sữa, nhiễm trùng, hoại tử ngực. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tắc tia sữa nhưng thường chia thành 2 nhóm chính sau đây:
Nhóm 1: sữa mẹ dư thừa trong ống dẫn sữa
Nguyên nhân là do bé bú không hết sữa mẹ trong ống dẫn sữa, cứ để tình trạng này tích tụ lâu ngày dẫn đến tắc tia sữa. Ngoài ra còn do bé ngậm vú không đúng cách nên không bú được hết lượng sữa mẹ hoặc mẹ vì bận mà không cho con bú được thường xuyên gây tích tụ sữa mẹ.
Nhóm 2: do tắc tia sữa nội tại
Nhiều mẹ mới sinh, nhất là mẹ mới sinh con đầu lòng thường không biết cách day bầu vú để giúp thông tia sữa. Tinh thần của mẹ cũng rất quan trọng trong trường hợp này. Nếu tinh thần của người mẹ không thoải mái, nghĩ ngợi, căng thẳng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến dòng chảy của sữa mẹ. Ngoài ra chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng tới việc tắc tia sữa. Nếu 1 người mẹ không được ăn đủ chất, không uống đủ nước cũng dễ bị tắc tia sưa. Mẹ mắc các bệnh như cảm lạnh cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông của sữa trong ống dẫn sữa. mẹ không vệ sinh sạch bầu vú sau khi cho con bú cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa.
Theo đó, các triệu chứng khi bị tắc tia sữa cũng rất rõ ràng, cụ thể:
- Bầu ngực căng sữa to hơn bình thường và càng để lâu thì càng căng hơn. Ngực không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít sữa.
- Cơ thể mệt mỏi, đầu đau nhức, sốt, đau ngực. Nếu càng để lâu thì càng đau.
- Sờ vùng ngực sẽ thấy những khối tròn gồ ghề mà khi ấn vào thì rất đau. Các khối này có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau.
Khi thấy các dấu hiệu trên, các sản phụ cần được bác sĩ thăm khám và tiền hành điều trị ngay. Các bà mẹ không nên điều trị bằng các phương pháp dân gian tránh những biến chứng như hoại tử ngực.
Cách chữa tắc tia sữa và các biện pháp phòng tránh
Cách chữa tắc tia sữa và các biện pháp phòng tránh
Nhiều sai lầm được truyền miệng là khi mẹ bị tắc tia sữa thì tạm dừng cho con bú để ngăn chặn cơn đau nhưng trên thực tế cách chữa đúng đắn nhất là duy trì cho con bú thường xuyên, con bú giúp giảm tình trạng cương cứng, đau rất nhiều. Nếu mẹ có điều kiện dùng thêm máy hút sữa sẽ thông được ống dẫn sữa bị tắc. Khi bạn cho con bú và thấy ngực căng tức, nổi cục gồ ghề bạn hãy massage bầu ngực bằng tay hoặc dùng máy vắt sữa và vắt. Lưu ý là bạn nên uống nhiều nước để sữa ra được đều hơn. Ngoài ra, nếu bầu ngực không quá đau, bạn hãy tích cực cho con bú ở bên bị tắc trước. Con bú là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp mẹ khai thông các tia sữa. Hoặc bạn có thể chườm ấm quanh bầu ngực, vừa chườm ấm bạn có thể vừa massage bằng tay đề sữa chảy ra đều hơn.
Thay đổi tư thế cho con bú cũng là một cách chữa thông tắc tía sữa hiệu quả, tuy nhiên mẹ nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều trái cây hoa quả, uống nhiều nước khoảng trên 2 lít/ ngày kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời nên để đồ đạc hay dùng ở gần mình để đỡ phải đứng lên ngồi xuống thường xuyên ví dụ tã lót, bình sữa, đồ chơi của con. Nếu có thể nhờ người thân trông giúp bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn.
Khi có những dấu hiệu bất thường mẹ nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị
Để phòng ngừa tắc tia sữa thì các chuyên gia chia sẻ trên trang tin tức Y tế cho biết, nếu trong thời kỳ mang thai nếu núm vú tụt vào hoặc phẳng mẹ cần dùng tay vê và kéo dần ra để tạo điều kiện cho con bú dễ dàng, không nên vê quá nhiều gây kích thích co bóp tử cung. Đồng thời mẹ nên xoa bóp bầu ngực để thông tia sữa, vừa massage vừa chườm ấm để kích thích tuyến sữa giãn nở. Sau khi sinh, mẹ nên cho bé ngậm bầu vú và bú luôn để tạo phản xạ giúp sữa nhanh được tống ra ngoài. Cho bé bú đúng giờ, mỗi lần bú 15 phút. Bé cần bú sạch một bên sau đó bú sang bên kia, không cho bé ngậm ti khi ngủ. Sau khi bé bú xong cần vắt hết lượng sữa còn lại trong ngực để tránh bít tắc ngực. Mỗi lần cho con bú các mẹ cần lau sạch đầu vú bằng nước ấm, lau kỹ các kẽ của núm vú. Khi thấy dấu hiệu tắc mẹ cần chườm ấm và xoa bóp đồng thời hút sữa để tránh tắc tia sữa.
Cuối cùng mẹ nên giữ một tinh thần thoải mái vui vẻ, không nên lo lắng, stress, căng thẳng. Khi thấy ngực có dấu hiệu tắc mà dùng các phương pháp trên không thấy cải thiện cần thăm khám với bác sĩ ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: bacsy.edu.vn