Xét nghiệm lấy máu gót chân là xét nghiệm rất quan trọng giúp trẻ sơ sinh có thể phát hiện được nhiều căn bệnh nhưng hiện nay có khá nhiều các bậc cha mẹ chưa có cái nhìn thiện cảm với các xét nghiệm này.
- Ăn chay đúng cách để khỏe mạnh
- Cách phòng chống ngộ độc hải sản
- Chế độ dinh dưỡng phòng tránh ung thư hiệu quả nhất
Tìm hiểu về xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Theo các bác sĩ tư vấn, lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh là một trong những xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào đời. Xét nghiệm lấy máu gót chân cho phép phát hiện các bệnh thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh…Đây là những bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của trẻ. Các bệnh lý này khó phát hiện và chuẩn đoán trong giai đoạn sơ sinh, khi bệnh biểu hiện triệu chứng thì đã muộn. Tuy nhiên xét nghiệm lấy máu gót chân là xét nghiệm không phải ai cũng biết và nhiều mẹ còn chưa chấp nhận làm xét nghiệm này cho con vì sợ bé đau. Để các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn thì chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về xét nghiệm này như sau:
Xét nghiệm này có nguy hiểm không?
Xét nghiệm lấy máu gót chân là xét nghiệm hoàn toàn không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Để thực hiện xét nghiệm này chỉ cần lấy vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh nên không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Có 1 số trường hợp đặc biệt không nên lấy máu gót chân nhưng rất hiếm và chính các bác sĩ sẽ khuyến cáo bố mẹ.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để lấy máu gót chân cho trẻ?
Khi nào là thời điểm tốt nhất để lấy máu gót chân cho trẻ?
Việc lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện ngay sau khi sinh từ 24h. Với một số trẻ đẻ non tháng có thể thực hiện trong vòng 7 ngày sau khi sinh. Các bé phải truyền máu được khuyến cáo lấy trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc truyền máu. Thời gian lý tưởng nhất cho xét nghiệm này là khi em bé đủ 24 giờ sau sinh. Em bé sẽ được lấy 2 giọt máu ở gót chân vào giấy thấm máu đặc biệt và để khô rồi tiến hành xét nghiệm. Nhân viên y tế sẽ cho một loại thuốc thử lên mẫu rồi xử lý và đo trên máy bán tự động. Kết quả xét nghiệm thường sẽ có sau khoảng 24-72 giờ. Nếu mẹ sinh bé ở những cơ sở không có đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm này thì có thể nhờ nhân viên y tế lấy mẫu máu gót chân để gửi đến các bệnh viện có dịch vụ sàng lọc sơ sinh để tiến hành xét nghiệm.
Có thể lấy máu ở vị trí khác được không?
Về nguyên tắc lấy máu thì bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bé để có thể được lấy máu đem đi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, các nhân viên y tế chọn lấy máu ở gót chân bé là do bộ phận này có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm. Không những thế phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu sẽ ít đau hơn.
Xét nghiệm máu gót chân giúp phát hiện được bệnh gì?
Xét nghiệm lấy máu gót chân có thể giúp phát hiện một số bệnh học bẩm sinh như:
- Suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh lý tuyến giáp không sản xuất đủ hormone ở giai đoạn sơ sinh khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành. Nếu được phát hiện sớm và bổ sung hormone tuyến giáp trong vòng 2 tuần thì trẻ sẽ phát triển bình thường
- Bệnh tăng sản tuyến thượng thận là bệnh lý di truyền có tỷ lệ thấp (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ). Khi cơ thể mắc bệnh này, tuyến thượng thận không thể sản xuất hai hormone cortisol và aldosterone để đáp ứng nhu cầu bình thường của trẻ
- Bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)…
Xét nghiệm máu gót chân giúp phát hiện được nhiều bệnh
Là một xét nghiệm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng lại có rất nhiều tác dụng nhằm phát hiện nhiều căn bệnh, vì thế các bậc cha mẹ nên có cái nhìn thiển cận hơn với xét nghiệm này và nên thực hiện ngay cho con khi chào đời.
Nguồn: bacsy.edu.vn