Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những thông tin cần biết trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mãn tính xuất hiện khi lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do sự thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Những thông tin cần biết trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Những thông tin cần biết trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Tiểu đường tuýp 1: Người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường tuýp 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Đái tháo đường tuýp 1 thường là hậu quả của sự phá hủy tế bào Beta tuyến tụy do nguyên nhân tự miễn ở những cá nhân có gen dễ mắc bệnh. Có tới 90% bệnh nhân sẽ có tự kháng thể kháng ít nhất một trong 3 kháng nguyên: Glutamic Acid Decarboxylase; Insulin; và một phân tử giống như Tyrosine-Phosphatase, tự kháng nguyên tế bào đảo tụy 2 (IA-2).

Bệnh nhân thiếu hụt insulin không thể sử dụng glucose trong mô cơ và mô mỡ ngoại biên. Theo bác sĩ tư vấn điều này kích thích bài tiết các hoóc môn điều hòa ngược như Glucagon, Adrenaline (Epinephrine), Cortisol và hoóc môn tăngtrưởng. Các hoóc môn chống điều hòa này, đặc biệt là glucagon, thúc đẩy sản sinh gluconeogenesis, glycogenolysis và ketogenesis trong gan. Do đó, bệnh nhân biểu hiện tăng đường huyết và nhiễm toan chuyển hóa có tăng khoảng trống anion.

Tăng đường huyết kéo dài dẫn đến biến chứng mạch máu do kết hợp các yếu tố bao gồm Glycozyl hóa các Protein trong mô và huyết thanh, sản xuất Sorbitol và tổn thương gốc tự do. Các biến chứng vi mạch bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận.

Tiểu đường túyp 2: Những người bị tiểu đường típ 2 vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Hoặc Tiểu đường tuýp 2 là do quá trình cạn kiệt tế bào beta và sau này dẫn tới giảm sản xuất lnsulin, khiến đường huyết tăng cao từ từ trong máu. Tiểu đường tuýp 2 tuổi khởi phát muộn hơn có thể sau 35 tuổi, cách điều trị ban đầu là uống thuốc viên và sử dụng thuốc tiêm ở giai đoạn sau.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì?

Tuyến tụy có vai trò tiết ra hóc-môn insulin – giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động. Vì vậy chuyên mục cẩm nang sức khỏe cho rằng, khi cơ thể chúng ta thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.

Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường

Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Những yếu tố gây nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường 1 bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì…. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường túyp 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả?

Hiện nay, bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.

Phát hiện sớm tiểu đường giúp tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường. Do đó, để kiểm soát tốt đường trong máu, bạn phải có chế độ chăm sóc hợp lý qua việc tuân thủ điều trị, sống lành mạnh và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Nguồn: bacsy.edu.vn