Bệnh Hysteria là một bệnh loạn thần tâm căn khá phổ biến được mô tả từ rất lâu. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu.
- Tiết lộ công dụng tuyệt vời từ quả mơ
- Mách mẹo nhỏ ngăn ngừa cảm cúm trong mùa đông
- Vi vu suốt mùa hè cùng viên uống chống nắng, tại sao không?
Những thông tin cần biết trong việc điều trị bệnh Hysteria
Bệnh thường gặp ở nữ giới, xảy ra đột ngột, biểu hiện đa dạng và sau đó, bệnh nhân lại bình thường. Do đó, nhiều người vẫn nghi ngờ hysteria có thật sự là bệnh hay không. Triệu chứng bệnh đa dạng nên dễ lầm với bệnh cơ thể khác. Đặc điểm quan trọng được bác sỹ tư vấn là bệnh nhân rất dễ tự ám thị và bị ám thị ly kỳ hóa hiện tượng, kịch tính hóa, thích được mọi người chú ý.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh Hysteria?
Theo thầy Trần Anh Tú giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết nguyên nhân chủ yếu là các sang chấn tâm thần thường là những cảm xúc mạnh, lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề…Bệnh thường xuất hiện ở những người có loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu.
Các hình thái lâm sàng: có 2 hình thái lâm sàng chính:
– Rối loạn chuyển di (rối loạn tâm căn với các biểu hiện cơ thể).
– Rối loạn phân ly (rối loạn tâm căn với các biểu hiện tâm thần).
Điều trị tâm lý là chủ yếu: ám thị, thư giãn, thôi miên, nhận thức – tập tính… Điều trị hoá dược là thứ yếu, chỉ áp dụng khi có các triệu chứng tâm thần quan trọng kết hợp với điều trị:
- Trầm cảm (các thuốc chống trầm cảm).
- Lo âu nhiều hay kéo dài thuốc giải lo âu trong một thời gian ngắn).
- Kích động, các biểu hiện loạn thần (an thần kinh).
Chăm sóc bệnh nhân Hysteria thì người Điều dưỡng cần lưu ý điều gì?
Đối với triệu chứng phân ly chuyển di riêng lẻ (tê, liệt, mù, câm…) chủ yếu dùng ám thị, khi thức có thể dùng thư giãn và khi thật cần thiết dùng thôi miên. Đối với các rối loạn phân ly đa dạng hay tái phát, phải điều trị tâm lý lâu dài, thiết lập mối quan hệ thông cảm, liệu pháp nâng đỡ, thư giãn luyện tập… Tránh chiều chuộng bệnh nhân, đồng thời tránh nghi ngờ, mềm dẻo nhưng cương quyết, luôn chú trọng bồi dưỡng nhân cách người bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân Hysteria thì người Điều dưỡng cần lưu ý điều gì?
Khi chăm sóc người bị bệnh học hysteria, điều dưỡng nên có thái độ ứng xử thích hợp:
- Trang phục, lời nói, việc làm của nhân viên y tế phải thật đúng mực để tác động tích cực tới liệu pháp tâm lý của bác sĩ.
- Tuyệt đối không được coi thường bệnh nhân nhất là cho bệnh nhân bị bệnh giả vờ, từ đó mà có thái độ chế giễu, bỏ rơi, hắt hủi. Tránh thái độ quá lo lắng, quá sốt sắng chiều chuộng hoặc theo dõi quá chặt làm bệnh nhân tưởng mình bị bệnh quá nặng.
- Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì phải nghiêm túc nhưng niềm nở, ân cần, chu đáo nhưng tự tin, không ủy mị làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
- Nếu mọi việc qua đi an toàn và đã được kiểm soát tốt, điều dưỡng chỉ cần hướng dẫn thân nhân bệnh nhân cách chăm sóc người bệnh tại nhà.
- Nếu cơn kéo dài, nhắc nhở người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc tốt hơn. Tại đây, người bệnh được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, trợ giúp thở ô-xy, điều chỉnh các bệnh nên phối hợp nếu có, dùng thêm các loại thuốc an thần.
- Tạo điều kiện để bệnh nhân lao động và vui chơi giải trí hòa mình vào tập thể xung quanh, đồng thời luôn gần gũi thân mật để hiểu được hoàn cảnh và diễn biến tâm lý của bệnh nhân để cung cấp thêm tư liệu cho bác sĩ điều trị.
- Điều dưỡng viên phải tỏ ra hết sức tôn trọng thầy thuốc như: thực hiện y lệnh đầy đủ, chính xác và kịp thời, lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng, lich thiệp, phối hợp tốt với thầy thuốc.
- Trường hợp bệnh nhân có chỉ định thư giãn luyện tập thì phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để bệnh nhân tiếp thu dễ dàng và luyện tập thành công.
- Cần bồi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ nhân cách bệnh nhân.
Nguồn: bacsy.edu.vn