Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Một số mẹo phòng ngừa nhiệt miệng mùa hè hiệu quả

Vệ sinh răng miệng kỹ càng, thay đổi thực đơn, bổ sung vitamin C… là những cách giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả trong ngày hè.

Dưới đây là những điều bạn cần biết để phòng ngừa nhiệt miệng trong thời tiết nóng bức, khó chịu mà bác sĩ tư vấn sức khỏe chia sẻ đến bạn.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay lở loét miệng là một bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thời tiết hanh khô, nắng nóng.

Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn giải thích theo đông y nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, thấp nhiệt tác động vào tâm, can, tỳ, vị. Bệnh thường chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, như ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào…, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá.

Theo quan điểm của y học hiện đại, vết loét có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như bệnh lý về răng miệng (sâu răng, viêm quanh răng); nhiễm khuẩn, nhiễm virus; suy giảm hệ thống miễn dịch; hay do cơ thể thiếu các vi chất, vitamin C, B2, PP, B6, B12, kẽm, acid folic… Một số nguyên nhân khác như căng thẳng kéo dài, thay đổi nội tiết tố… cũng có thể gây ra tình trạng này.

Tùy theo cơ địa mỗi người, các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Để giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, bạn nên thay đổi thực đơn hàng ngày, hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên xào và tăng cường những loại rau có vị đắng, tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má… Các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu cùng các loại trái cây tươi, nước mát như nước chanh, nước mía, nước trà atiso… cũng sẽ hữu ích.

Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn phát triển, lây lan. Bạn cũng cần uống tối thiểu 2 lít nước lọc mỗi ngày (đối với người lớn) để cơ thể đủ nước – biện pháp phòng bệnh nhiệt miệng đơn giản và ít tốn kém nhất.

Ngoài ra, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ thanh nhiệt, mát gan để quá trình phục hồi được đẩy nhanh hơn, cũng như góp phần tránh bệnh trở lại.

Với chế độ sinh hoạt khoa học, thực đơn phù hợp và lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ chất lượng, người bị nhiệt miệng, nóng trong có thể cải thiện tình trạng, từ đó tận hưởng cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn.