Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Mẹo hay phòng chống bệnh còi xương ở trẻ em các mẹ nên biết

Còi xương ở trẻ sơ sinh không đơn thuần chỉ khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, còi cọc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ.

Bệnh còi xương ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ

Bệnh còi xương ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ

Bệnh còi xương ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ.Trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng gia tăng. Vì thế việc chữa bệnh còi xương ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Độ tuổi dễ mắc bệnh còi xương

Các chuyên gia tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược pasteur cho biết, độ tuổi dễ mắc còi xương ở trẻ thường xảy ra chủ yếu trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế để tránh trẻ mắc bệnh còi xương ở trẻ em trong những năm đầu đời thì cha mẹ cần chú ý chăm sóc đúng cách.

Tại sao trẻ bị còi xương?

Có nhiều lý do khiến trẻ mắc bệnh còi xương, trong đó nguyên nhân chính là thiếu ánh sáng mặt trời do thói quen kiêng cữ, sợ cho trẻ tiếp xúc với môi trường ngoài trời sớm sẽ bị ốm. Đây là một tình trạng đáng buồn khi Việt Nam là một nước nhiệt đới, lượng ánh sáng quanh năm hầu như luôn dư thừa nhưng tỷ lệ còi xương ở trẻ em vẫn cao và có xu hướng tăng chỉ vì những quan niệm lạc hậu.

Chế độ ăn dặm không đủ chất và phù hợp với trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương. Trong một năm đầu đời, trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn, thay vào đó được cho uống sữa bột khiến nguồn dự trữ canxi và vitamin D bị thiếu hụt. Thêm vào đó,nếu thực đơn ăn dặm của bé chỉ chủ yếu là chất đạm, chất bột sẽ gây ra tình trạng toan chuyển hóa, tăng đào thải canxi ra nước tiểu, hoặc có quá ít dầu mỡ dẫn đến tình trạng không có dung môi hòa tan để hấp thụ vitamin D.

Ngoài ra, người mẹ không cung cấp đủ lượng canxi & vitaminD dự trữ trong thời gian mang thai, trẻ bị đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.Các bệnh nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh còi xương cho trẻ nhỏ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương

Cách phát hiện trẻ bị còi xương

Các phụ huynh có thể phát hiện bệnh còi xương ở trẻ qua 1 số triệu chứng sau:

  • Giai đoạn ở thể nhẹ:

Ở giai đoạn này bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ.

Các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ cần thận hơn khi thấy trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy…

Nếu thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.

  • Giai đoạn nặng :

Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của trẻ mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như trẻ không có xương. Hình dáng đầu của trẻ cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài.

Lưu ý: Khi thấy con có các biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Hậu quả của bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh

Với các triệu chứng ban đầu của bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời thì chỉ một thời gian rất ngắn sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng xảy ra ở xương như làm giảm phát triển chiều cao ở trẻ, thậm chí ảnh hưởng tớ ihệ hô hấp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai thì sinh ra nuôi sẽ rất vất vả, sau này lớn lên chắc chắn sẽ còi cọc và kém phát triển hơn những đứa trẻ đồng trang lứa. Bởi vậy người mẹ trong thai kỳ cần đặc biệt lưu ý bổ sung can xi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác để giúp trẻ khỏe mạnh từ trong thai nghén.

Trẻ sơ sinh nếu bị còi xương sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ từ thể chất, hình dáng bên ngoài đến trí tuệ so với bạn bè cùng tuổi. Chẳng hạn một đứa trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến việc sinh đẻ sau này khi trưởng thành.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, tỉ lệ trẻ sơ sinh còi xương sau này rất dễ bị béo phì do chiều cao hạn chế. Không những thế, bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh còn gây biến dạng xương thậm chí là gây tử vong do rất dễ mắc bệnh viêm phổi…

Còi xương ở trẻ sơ sinh được xác định như một loại bệnh lý thường gặp, chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần lưu ý để có những cách khắc phục và phòng tránh ngay từ sớm nhất.

Mẹo hay phòng chống bệnh còi xương mà các mẹ nên biết

Mẹo hay phòng chống bệnh còi xương mà các mẹ nên biết

Mẹo hay phòng chống bệnh còi xương ở trẻ em

Trang Cẩm nang sức khỏe cho biết, thai phụ cần lưu ý bổ sung lượng vitamin D dự trữ cần thiết để cung cấp cho bào thai bằng cách đi dạo ngoài trời, ăn các loại thực phẩm nhiều canxi. Đồng thời bà mẹ nên kết hợp uống vitamin đúng liều lượng: uống vitamin D 1000UI/ngày từ hoặc 100.000-200.000UI/lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì cho con bú trong 1 năm đầu đời.

Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ngày từ tháng thứ 2 cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

Khi trẻ ăn dặm, thường xuyên cung cấp cho trẻ chế độ ăn đủ vitamin D và canxi. Thực phẩm giàu canxi, vitamin D là sữa, trứng, cua, cá, tôm, gan, phomai, các loại rau xanh, hoa quả. Lưu ý bữa ăn cos đủ lượng dầu ăn hoặc mỡ để tăng khả năng hấp thu vitamin D.

Môi trường sống của trẻ phải luôn thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng ngay từ tháng đầu sau khi sinh, tránh quan niệm kiêng cữ lạc hậu. Đối với trẻ lớn hơn, cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sau 9 giờ. Tùy thuộc vào các mùa trong năm, thời gian tắm nắng tăng dần từ 5 đến 20 phút. Khi cho trẻ tắm nắng hàng ngày, lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài 15-30 phút.

Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có chứa nhiều canxi như: B1,B2,B6 (1-2 ống/ngày), các sản phẩm bổ sung canxi an toàn cho trẻ. Thêm vào đó, sản phẩm còn bổ sung lysine, các vitamin B1,B2 sẽ mang đến cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện khả năng hấp thụ canxi và dinh dưỡng, giúp bé có cơ thể cân đối và phát triển toàn diện.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có biện pháp phòng tránh còi xương hiệu quả nhất cho bé. Để có thể biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe hơn nữa bạn có thể đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn: bacsy.edu.vn