Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cách xử trí ổ áp xe nóng

Áp xe nóng hay áp xe lạnh, viêm tấy lan tỏa, nhiễm trùng huyết là những dạng thương tổn thường gặp biểu hiện của nhiễm trùng ngoại khoa. Vậy xử trí ổ áp xe nóng như thế nào?

Áp xe nóng biểu hiện như thế nào?

Áp xe nóng biểu hiện như thế nào?

Áp xe nóng biểu hiện như thế nào?

Theo các bác sĩ tư vấn, áp xe nóng là một ổ nhiễm khuẩn khu trú lại xuất hiện sau một viêm nhiễm cấp tính như: Sau một chấn thương nhiễm trùng, vết mổ nhiễm trùng, mụn nhọt hay một viêm tấy. Ổ áp xe nóng thường có nhiều mủ bên trong gây nhiều đau đớn. Áp xe nóng chủ yếu được phát sinh bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn làm mủ như: Tụ cầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn coli… Trong đó thường gặp hơn cả là tác nhân do tụ cầu vàng.

Áp xe nóng tiến triển qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn lan tỏa: Toàn thân có dấu hiệu của nhiễm trùng điển hình: Sốt cao, ớn lạnh, uể oải, nhức đầu… Bệnh nhân thấy đau nhức, buốt ở một vùng cơ thể ( vùng chuẩn bị hình thành áp xe), khám tại chỗ thấy: Nhìn thấy bề mặt khối u đỏ hơn so với vùng da xung quanh, Sờ thấy khối u sượng cứng ở trung tâm và đóng bánh ở viền ngoài, sờ vào thấy nóng, ấn vào thấy rất đau. Thường thì khối u có đường vào là một vết thương nhỏ, vết tiêm cũ, vết gai đâm…một số trường hợp có thể không thấy đường vào như trong mụn nhọt viêm từ bên trong. Ngoài dấu hiệu sưng nóng tại chỗ khám kỹ có thể thấy dấu hiệu viêm lan tỏa như làn đỏ xung quanh, viêm hạch bạch huyết lân cận. Áp xe nóng cũng thường xuất hiện trên những người có yếu tố nguy cơ như: Tiểu đường, lao…
  • Giai đoạn tụ mủ: Sau vài ngày với biểu hiện sưng nóng đỏ đau tại chỗ và lan tỏa, cảm giác đau nhói, buốt dần mất đi. Thay vào đó là cảm giác căng nhức tại trung tâm chỗ áp xe, cảm giác căng nhức tăng theo nhịp đập của tim người bệnh làm cho người bệnh đau tới mất ngủ. Khối đóng bánh cứng viền ngoài giờ đây sờ thấy mềm hơn, ở trung tâm mềm hóa mủ. Dấu hiệu toàn thân nặng hơn: Sốt dao động, xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Xử trí ổ áp xe nóng như thế nào?

Xử trí ổ áp xe nóng như thế nào?

Xử trí ổ áp xe nóng như thế nào?

bệnh học khá nguy hiểm nên việc điều trị  ổ áp xe nóng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn hiện tại của ổ viêm: Ở giai đoạn đầu – viêm lan tỏa nếu điều trị kháng  sinh đúng và kịp thời sẽ khỏi sau vài ngày. Ở giai đoạn đã hóa mủ sẽ có 2 cách điều trị: Chủ động rạch áp xe thảo mủ và dùng kháng sinh, vết rạch sẽ liền sẹo sau 5-7 ngày. Hoặc nếu không chủ động rạch tháo mủ, không được điều trị kháng sinh, áp xe có thể tự vỡ rò mủ ra ngoài hoặc bên trong gây viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch mủ, thậm chí gây biến chứng toàn thân như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết có thể đưa đến tử vong.

Trong quá trình điều trị, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân bớt đau đớn, khó chịu bằng cách: Nếu sốt cao cho bệnh nhân chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt. Bệnh nhân có áp xe rất đau, đây là đau thực thể, giảm bớt đau đớn bằng cách hạn chế sờ nắn, đè cấn lên ổ áp xe, kháng  sinh theo y lệnh, chườm mát tại chỗ, dùng thuốc giảm đau.

Nếu có rạch ổ nhiễm trùng, khi rạch mủ có thể cần lấy mẫu để làm kháng sinh đồ. Tiểu phẫu rạch mủ cần được làm ở nơi có đủ phương tiện và đảm bảo vô khuẩn dụng cụ. Ổ mủ cần được rạch lấy hết chân mủ, sau rạch sẽ để hở để chảy dịch ra ngoài hoặc ổ áp xe sâu bên trong cơ thể cần đặt dẫn lưu để dẫn dịch. Việc thay băng rửa vết thương cần đảm bảo vô khuẩn, làm sạch dịch mủ tạo điều kiện cho thành thương sớm.

Nguồn: bacsy.edu.vn