Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Chăm sóc vết thương đúng cách

Nếu bệnh nhân không có cách chăm sóc vết thương đúng cách có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra những nhiễm trùng nghiêm trọng.

Chăm sóc vết thương đúng cách

Chăm sóc vết thương đúng cách

Mức độ nghiêm trọng của vết thương phụ thuộc vào hình thái tổn thương, độ sâu độ rộng, vị trí vết thương, tác nhân gây ra vết thương… là một cửa ngõ vào của vi khuẩn nếu không chăm sóc đúng có thể gây những nhiễm trùng nghiêm trọng.

Đánh giá phân loại vết thương

Theo các bác sĩ tư vấn, vết thương có nhiều định nghĩa khác nhau, một trong các định nghĩa thường dùng đó là: “ Vết thương được xem như sự gián đoạn trong sự liên tục của tế bào, sự lành vết thương là sự phục hồi của sự liên tục đó.Có nhiều cách phân loại vết thương dựa theo các tiêu chí khác nhau:

  • Theo cơ chế vết thương chia thành 4 loại hình thái vết thương: Vết thương rạch, vết thương bầm giập, vết thương rách nát và vết thương thủng.
  • Theo mức độ ô nhiễm – dựa vào tính chất nhiễm khuẩn chia thành: Vết thương sạch, vết thương sạch nhiễm ( thường trực nguy cơ nhiễm khuẩn tự nhiên), vết thương nhiễm, vết thương bẩn. Phân theo nguyên nhân chia thành vết thương do chấn thương hoặc vết thương có chủ đích do phẫu thuật
  • Theo thời gian chia thành 2 loại: Vết thương cấp tính và vết thương mạn tính. Vết thương cấp tính thường là vết thương do chấn thương, phẫu thuật. Vết thương mạn tính là những vết thương tạo thành dần dần như loét ép, bàn chân tiểu đường với đặc điểm nhiều mô hoại tử, chậm lành vết thương

Như vậy có rất nhiều cách phân loại để gọi tên vết thương, nhưng nhìn chung dù vết thương có nguyên nhân, mức độ nào cũng đều tồn tại các vấn đề cần chăm sóc sau:

Vết thương thường kèm theo tổn thương mạch máu ( mao mạch, tĩnh mạch, động mạch) làm mất máu, đặc biệt với vết thương có đứt động mạch lượng máu mất rất nhanh. Trong sơ cứu cầm máu luôn là ưu tiên hàng đầu. Tại da đây là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ cũng như tiến triển gây nhiễm trùng lan tỏa toàn thân. Mô liên kết là nơi ứ đọng máu từ vết thương và đây chính là nơi cung cấp thức ăn cho vi khuẩn sống và phát triển, là nơi vi khuẩn ẩn nấp.  Vết thương có khuyết mô và sự lành vết thương sẽ diễn ra để trả lại tính liên tục cho da, tuy nhiên nếu chăm sóc không tốt nguy cơ vết thương lâu lành, sẹo xấu sẽ rất dễ xảy ra.

Lành vết thương diễn ra như thế nào?

Lành vết thương diễn ra như thế nào?

Lành vết thương diễn ra như thế nào?

Một vết thương lành được diễn ra qua 3 thời kỳ chính:

  • Thời kỳ viêm diễn ra trong khoảng 6 ngày đầu. Thời gian này vết thương tuy có vi khuẩn nhưng chưa nhiễm, mạch máu bị tổn thương nên giảm lượng máu tới tổ chức nên dẫn tới hiện tượng tiêu hủy với sự xuất hiện của các men tiêu hủy các mô dập nát. Giai đoạn này bạch cầu tăng vừa thực bào dọn sạch mô chết vừa tiêu diệt vi khuẩn tại vết thương. Trong giai đoạn này nếu như có ứ đọng dịch, tế bào chết nhiều sẽ cản trở quá trình dọn dẹp của cơ thể và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Thời kỳ tăng sinh hay còn gọi là giai đoạn lấp đầy, vết thương được lấp đầy bằng tổ chức hạt ( chứa nhiều mạch máu và nguyên bào sợi), mô hạt màu hồng nhạt rất dễ chảy máu. Mô hạt tăng sinh lấp đầy vết thương.
  • Thời kỳ trưởng thành là thời kỳ biệt hóa các tổ chức sợi, mạch máu tạo mạch máu, mô cơ, mô liên kết mới lấp đầy vết thương. Có sự co rút kéo mép vết thương lại gần nhau, sự tăng sinh collagen giúp 2 mép vết thương gắn lại.

Một số bác sĩ gia đình cho biết, đối với vết thương nhỏ, không có nhiễm trùng, không có đọng máu, không có dị vật, hoại tử, 2 mép vết thương khép chặt vào nhau. Sự liền vết thương diễn ra nhanh chóng, sẹo nhỏ và đẹp. Ngược lại vết thương miệng rộng, kết hợp nhiễm khuẩn, sự liền sẹo ở giai đoạn tăng sinh tổ chức hạt sẽ kéo dài, sự khép miệng vết thương khó khăn, vá da có thể được chỉ định.

Nguồn: bacsy.edu.vn