Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em như thế nào?

Khi có dịch sởi bùng phát, thay vì lo lắng thì các bậc cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi thông tin và thực hiện những cách phòng tránh bệnh sởi được các bác sĩ khuyến cáo như sau:

Theo bác sĩ chuyên khoa, sởi là một loại bệnh truyền nhiễm mà đối tượng dễ mắc nhất chính là trẻ em.

Bệnh sởi lây nhiễm qua con đường nào?

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm rất dễ bùng phát thành dịch và lây lan trong cộng đồng. Bệnh có thể lây nhiễm qua các con đường sau:

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em như thế nào?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sởi nhất 

Lây qua vật trung gian: Người khỏe mạnh tiếp xúc với bệnh khi dùng chung đồ, quần áo, khăn tắm rửa, bàn chải… có chứa dịch của người mắc bệnh sởi.

Lây nhiễm qua đường hô hấp: Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch tiết, dịch nước bọt, dịch mũi, họng của người bệnh, nhất là trong giai đoạn đầu, khi người bệnh có dấu hiệu ho, sốt, cảm, dịch tiết nhiều cũng là lúc mà giải đoạn dịch bệnh từ bệnh nhân dễ lây truyền cho người khác nhất.

Cách phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?

Khi có dịch sởi bùng phát, thay vì lo lắng thì các bậc cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi thông tin và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh sởi được các bác sĩ tư vấn khuyến cáo như sau:

1.Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ.

Cha mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm pha các loại thảo dược như bồ kết, lá trà xanh, lá mùi…, cần thay chăn ga, quần áo cho trẻ hàng ngày, giặt đồ sạch và phơi ngoài nắng.

Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày, làm sạch lưỡi cho trẻ, dùng nước muối sinh lý 0,9% đem tra vào mắt mũi cho trẻ để vệ sinh cho trẻ.

Các thành viên khác trong gia đình cùng cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em như thế nào - 2

Tiên phòng là cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em.

2.Hạn chế đi đến những nơi đông người, nơi có dịch sởi.

Để phòng ngừa bệnh sởi, cha mẹ cần hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi nghi ngờ có dịch sởi.

Khi đi đường cần phải đeo khẩu trang sạch sẽ, tốt nhất là đeo khẩu trang y tế, nếu dùng khẩu trang vải thì cần giặt thường xuyên.

Hạn chế, tránh xa những người đang mắc bệnh, tuy nhiên nếu nghi ngờ mình đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi, viêm phổi … cần phải vệ sinh sạch sẽ tắm rửa gội đầu, thay quần áo trước khi tiếp xúc với người khác trong gia đình, quần áo cần được giặt sạch sẽ, đem luộc sơ qua bằng nước nóng rồi phơi ra trời nắng để đảm bảo sạch sẽ, tránh phát tán vi khuẩn virut bệnh dịch cho người thân trong gia đình.

3.Tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ.

Hầu hết những người đã từng bị bệnh sởi hoặc đã được tiêm phòng ngừa bệnh sởi thì sẽ có miễn dịch cả đời và không bị lây nhiễm. Với những người trong cơ thể chưa có kháng thể thì nguy cơ mắc rất cao.

Chính vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi là cho trẻ đi tiêm vacxin phòng ngừa bệnh sởi.

Trẻ nhỏ sau khi sinh khoảng 6 tháng đầu, trong máu có thể tồn tại kháng thể từ cơ thể mẹ, sau 6 tháng kháng thể sinh ra không đủ vì vậy lứa tuổi của trẻ nhỏ lớn hơn 6 tháng tuổi dễ bị mác sởi nến chưa được tiêm phòng.

Nguồn: Bacsy.edu.vn.