3 tháng đầu là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Để thai nhi phát triển tốt, thai phụ cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng.
- Trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?
- Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt nhất tại TP HCM?
- Hiến máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi về sinh lý để thích nghi, đây cũng là giai đoạn quan trọng để phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
Phụ nữ mang thai nên và không nên ăn gì 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày (khoảng 5 – 6 bữa). Lưu ý dù chia nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo 3 bữa chính để giảm việc nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Sau 3 tháng đầu, bà mẹ sẽ dần hết buồn nôn, ăn ngon miệng hơn và thèm ăn vặt. Đây cũng là thời gian cơ thể người mẹ dễ dàng tăng tốc nên cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.
Phụ nữ mang thai nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng của người mẹ cần đảm bảo đầy đủ cả về chất lượng và số lượng, cần chú trọng đến các chất dinh dưỡng quan trọng như:
Canxi: Nếu thiếu canxi cơ thể bà mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, trẻ dễ bị còi xương ngay khi còn trong bụng mẹ.
Chính vì vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu, bà bầu cần bổ sung canxi để giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
Chất sắt: Chất sắt có tác dụng làm tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu đối với bà bầu. Nếu như bà mẹ mang thai thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Do đó bà bầu cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Theo cẩm nang sức khỏe cho bà bầu, có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể từ các thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt….
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, đồng thời có tác dụng hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…
Vitamin B9 (Acid folic): Đây là loại vitamin giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin B9 có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc…
Vitamin D: Trẻ cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa ngay khi còn trong bào thai, chính vì thế ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.
Vitamin D có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Thai phụ cần phơi nắng trực tiếp khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt).
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Khi mang thai người mẹ cần thay đổi một số thói quen ăn uống. Cần loại bỏ những thói quen ăn uống dưới đây để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Không ăn các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ
- Không ăn quá mặn
Nhiều thai phụ có thói quen ăn mặn, nhưng điều này hoàn toàn không tốt vì sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
- Không ăn cá có lượng thùy ngân cao
Thủy ngân nhiễm trong một số loại cá biển như cá thu, cá mập, cá kiếm… nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá này.
- Không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng
Ngoài ra phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm gây hại như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam… Không uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích.
Nguồn: bacsy.edu.vn.