Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, theo đó bệnh không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi mà nhiều người trẻ cũng mắc bệnh này do áp lực cuộc sống và môi trường ngày càng ô nhiễm.
- Tiết lộ công dụng tuyệt vời từ quả mơ
- Mách mẹo nhỏ ngăn ngừa cảm cúm trong mùa đông
- Vi vu suốt mùa hè cùng viên uống chống nắng, tại sao không?
Cách chăm sóc và điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Theo các bác sĩ tư vấn, rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương hệ thần kinh ở khu vực tai, tim mạch, mắt và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh thường diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày tuy nhiên rất hay tái phát làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình
Các triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn tiền đình bao gồm: Chóng mặt và choáng váng, buồn nôn và nôn, mất cân bằng và mất phương hướng không gian, rối loạn thị giác, thính giác, nhận thức hoặc tâm lý thay đổi, đi đứng không vững, đầu nhẹ nhẹ lâng lâng, muốn ngất xỉu hoặc dễ bị ngã, mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu,…
Ngoài ra tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh còn một số triệu chứng khác như: thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý… Vì thế, việc chuẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não, hoặc do tuổi cao, dùng các thuốc điều trị các bệnh liên quan đến não và thần kinh.
Một số bác sĩ nội trú khoa ngoại cho biết, có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình, có nhiều khả năng cao gặp các bệnh lý gây chóng mặt, cảm giác mất thăng bằng. Họ cũng có nhiều khả năng sẽ dùng thuốc có thể gây chóng mặt. Ngoài ra, người có tiền sử bị chóng mặt có nhiều khả năng bị chóng mặt trong tương lai.
Chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình
Hiện nay Y học phát triển có rất nhiều cách để các bác sĩ có thể chuẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tiền đình kịp thời. Cụ thể như sau:
Các phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình
Các phương pháp chẩn đoán bệnh như: khai thác thông tin từ bệnh sử cũng như thực hiện khám lâm sàng để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá chức năng hệ tiền đình và sử dụng một số kĩ thuật ( ghi điện rung giật nhãn cầu để đo chuyển động của mắt, xét nghiệm xoay vòng để đánh giá mắt và tai làm với với nhau như thế nào, xét nhiệm âm ốc tai để đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với một loạt các cú nhấp tạo ra bởi loa nhỏ chèn vào ống tai, chụp cộng hưởng từ MRI có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất).
Đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp điều trị sau:
- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình.
- Tập thể dục tại nhà: bệnh nhân sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp: thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn
- Điều trị dùng thuốc: việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, cấp tính (kéo dài khoảng 5 ngày) hay mạn tính (liên tục).
- Phương pháp phẫu thuật: Khi các phương pháp trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình bệnh thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật.
Theo tin tức của trang cẩm nang sức khỏe cho biết, ngoài phương pháp chuẩn đoán và điều trị thì bệnh nhân có thể đẩy lùi căn bệnh này bằng chế độ sinh hoạt phù hợp, cụ thể như sau:
- Không đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh.
- Không nên đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ngồi xe hơi, xe buýt.
- Không nên nghe nhạc với âm thanh lớn.
- Không ngồi liên tục quá lâu, đặc biệt là trước màn hình máy tính
- Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích
- Không quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh
- Giảm căng thẳng, lo âu, stress… trong công việc và cuộc sống hằng ngày.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho tất cả mọi người để từ đó bạn và người thân có thể nắm được nhiều kiến thức bảo vệ sức khỏe.
Nguồn: bacsy.edu.vn