Các triệu chứng bệnh lý của gân và mô mềm quanh khớp chủ yếu liên quan đến mô mềm quanh khớp, bào gồm cơ, gân cơ, dây chằng, cân, bao hoạt dịch, mô dưới da.
- Tiết lộ công dụng tuyệt vời từ quả mơ
- Mách mẹo nhỏ ngăn ngừa cảm cúm trong mùa đông
- Vi vu suốt mùa hè cùng viên uống chống nắng, tại sao không?
Các chấn thương do các hoạt động quá mức kéo dài, lặp đi lặp lại do nghề nghiệp, luyện tập thể thao, thói quen sinh hoạt có thể gây các bệnh lý của gân và mô mềm quanh khớp. Một số bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nên, viêm cột sống dính khớp, gout, thoái hóa khớp, đái tháo đường. Dưới đây là triệu chứng và chẩn đoán các bệnh lý viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp, bạn có thể tham khảo để biết thêm kiến thức về bệnh học.
Triệu chứng viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp
– Biểu hiện lâm sàng viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp:
- Đau ở vị trí gân bị tổn thương, có thể đau liên tục hoặc đau tăng khi vận động, đau tại chỗ hoặc lan dọc theo cơ có gân tổn thương, có thể gây hạn chế vận động khớp liên quan.
- Khám tại chỗ: Có thể sưng hoặc không sưng, có thể nóng đỏ, ấn vào đau chói, có thể sờ thấy u cục nhỏ nổi dọc trên gân.
- Khám vận động: Làm một số động tác co duỗi cơ có gân bị tổn thương thấy đau tăng, có thể có hạn chế vận động khớp liên quan, sức cơ giảm hơn so với bên lành.
- Toàn thân: Hầu hết trường hợp không ảnh hưởng đến toàn thân trừ những trường hợp viêm gân do nhiễm khuẩn hoặc trong một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp thì có thể có các biểu hiện kèm theo như hội chứng nhiễm trùng, các biểu hiện của bệnh chính.
– Cận lâm sàng viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp:
- Xét nghiệm máu: Theo các bác sĩ tư vấn, đối với xét nghiệm máu thường không có thay đổi khác thường trừ những trường hợp viêm gân hoặc bao gân trong các bệnh lý khác.
- X quang: Hầu như không có hình ảnh bất thường nếu như chỉ có viêm gân hoặc bao gân thông thường. Nếu viêm gân hoặc gân trong bệnh lý khác thì có thể có hình ảnh tổn thương khớp đặc hiệu với bệnh chính. Có thể thấy hình ảnh calci hóa đầu gân.
- Siêu âm bằng đầu dò tần số cao (7,5 – 20 MHz, với khớp vai và khớp háng dùng đầu dò 3,5 – 5 MHz) giúp đánh giá phần mềm quanh khớp. Có thể thấy hình ảnh kích thước gân bị tổn thương to hơn, giảm âm và có thể có hình ảnh tụ dịch quanh gân bị tổn thương. Những trường hợp có đứt gân có thể thấy hình ảnh mất liên tục của gân. Có thể thấy hình ảnh calci hóa ở đầu gân, có thể thấy hình ảnh bao gân dày lên nếu có viêm bao gân. Tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp siêu âm không cao.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Thấy hình ảnh của toàn bộ khớp và phần mềm quanh khớp bị tổn thương, giúp đánh giá chính xác được vị trí, kích thước, tình trạng tổn thương của gân và bao gân.
Chẩn đoán viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp
Những kiến thức về chẩn đoán viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp chắc hẳn khó có thể dung nạp vào cẩm năng sức khỏe của mỗi người bệnh. Tuy nhiên điều này sẽ có ích nếu bạn biết chúng:
– Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ bị tổn thương. Trong những trường hợp chẩn đoán không rõ ràng có thể phải sử dụng cộng hưởng từ.
– Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với một số tổn thương của những thành phần khác quanh khớp ngoài gân và bao gân như: Tổ chức dưới da, dây và rễ thần kinh, xương và màng xương.
Để phòng ngừa và điều trị viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp, bạn nên đến cơ sở y tế để các các bác sĩ chuyên khoa khám. Nếu phát hiện chứng bệnh, bạn cần tiến hành điều trị và đừng quên thực hiện theo phác đồ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nguồn: bacsy.edu.vn