Vàng da ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh hết sức phổ biến tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn chủ quan. Các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị kịp thời cho trẻ.
- Bác sĩ tư vấn chế độ ăn kiêng cho người bị sỏi mật.
- Bác sĩ tư vấn nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
1. Có hai loại vàng da ỏ trẻ sơ sinh.
– Vàng da sinh lý: Các bác sĩ cho biết, hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 1 – 7 ngày tuổi. Trường hợp này không nguy hiểm, không cần phải điều trị mà sẽ tự hết.
– Vàng da bệnh lý hay vàng da nhăn: Bệnh nội khoa này thường xảy ra ở những trẻ bị sinh non. Các bác sĩ cho biết, trẻ có biểu hiện vàng da toàn thân ngay từ khi sinh ra, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh, dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
– Đa số trẻ sơ sinh bị vàng da trong tuần đầu sau sinh. Nguyên nhân do tế bào hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để tế bào hồng cầu trưởng thành thay thế. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin (có sắc tố màu vàng) được phóng thích dẫn đến hiện tượng trẻ bị vàng da. Sau khoảng 7 – 10 ngày hiện tượng này sẽ biến mất.
– Nếu lượng Bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não gây nguy hiểm cho trẻ. Trường hợp này trẻ có biểu hiện là hôn mê, co giật, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng vĩnh viễn về thần kinh vận động.
3. Làm thế nào để nhận biết sớm bệnh vàng da ở trẻ.
– Có thể quan sát bằng mắt thường ở nơi có ánh sáng vừa đủ.
– Với những trẻ có màu da đen hoặc đỏ hồng thì khó nhận biết hơn, các bà mẹ hãy lấy ngón tay cái ấn nhẹ vài giây rồi thả ra, nếu chỗ bị ấn có màu vàng thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nội khoa để kiểm tra.
Để phòng chống bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm và nuôi con bằng sữa mẹ.