Theo các bác sĩ ngoại khoa, người bị sỏi mật nên ăn nhiều rau xanh, kiêng ăn các món ăn nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
- Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh ngoại khoa sỏi mật.
- BS nội khoa tư vấn cách Điều trị và phòng bệnh hen phế quản.
Bệnh sỏi mật.
Nguyên nhân gây ra bệnh ngoại khoa sỏi mật:
- Do bệnh nhân bị viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật.
- Táo bón: Hiện tượng táo bón tạo cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật khiến cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.
Có hai loại sỏi mật:
- Sỏi mật sắc tố.
- Sỏi mật Cholesterol: Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó chứa các chất béo khác kèm theo, người bị béo phì có nguy cơ mắc sỏi mật cao.
Chế độ ăn dành cho người bị sỏi mật.
Người bị sỏi mật nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bị sỏi mật hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng gà.
- Bổ sung thức ăn giàu đạm để tái tạo các tế bào gan đã bị tổn thương do sỏi mật, phòng thoái hóa mỡ tế bào gan.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và nhóm B (giúp tăng cường chuyển hóa chất béo và đường bột).
- Chế độ ăn giàu đường bột, giàu chất xơ: Loại thức ăn này dễ tiêu và không ảnh hưởng đến mật, chất xơ giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón.
- Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường là 1/0,75/5, đối với người bị sỏi mật tỉ lệ này là 1/0,5/5.
- Nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, nước hoa quả, các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu đen, các loại thịt cá nạc…, một số thức ăn lơi mật như lá chanh, lá nghệ.
- Không nên uống trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt.
- Ngoài ra, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ, dầu thảo mộc sống, mỡ gà để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng.