Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nguy hiểm khi mắc bệnh nhiễm giun

Bệnh nhiễm giun là bệnh do giun ký sinh gây ra dẫn đến những nguy hiểm tiểm ẩn, vì vậy khi bị nhiễm bệnh bạn cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguy hiểm khi mắc bệnh nhiễm giun

Nguy hiểm khi mắc bệnh nhiễm giun

Theo nghiên cứu mới nhất cho biết, khoảng 3/4 dân số Việt Nam bị nhiễm giun, trong đó ở nam có tỷ lệ nhiễm cao gấp 3 lần so với nữ. Đặc biệt với môi trường ẩm ướt, thói quen ăn uống của nhiều người như ăn rau sống, khí hậu nhiệt đới,… là điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng phát triển. Với những điều kiện thuận lợi như vậy sẻ làm tăng tốc độ nhiễm giun trong dân số Việt Nam. Không những thế, bệnh giun sán lây lan rất nhanh ở những khu vực có khu dân cư đông đúc và những nơi sinh hoạt có môi trường tập thể. Chính vì vậy trong nhiều năm qua, tốc độ mặc bệnh giun sán của người Việt Nam chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Những đặc trưng của bệnh nhiễm giun còn khiến Tổ chức Y tế Thế giới gọi đó là bệnh bị lãng quên. Chính vì vậy, khi phát hiện bị bệnh nhiễm giun, bạn nên tuân thủ theo sử hướng dẫn của bác sĩ tư vấn để có thể nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

Bệnh nhiễm giun nguy hiểm như thế nào?

Bệnh học nhiễm giun kim là loại dễ mắc nhất và gây ngứa vùng hậu môn. Trong trường hợp bạn gãi liên tục sẽ khiến rìa hậu môn bị tấy đỏ, sung huyết. Trong trường hợp nặng, bệnh nhiễm giun khiến cơ thể người bệnh ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn thốc và đau bụng âm ỉ. Lâu ngày, cơ thể người bệnh dần suy nhược thần kinh hay thần kinh bị kích thích gây khó ngủ. Đặc biệt, bệnh còn nguy hiểm khi gây nên chứng viêm âm đạo (nữ giới) và chứng di tinh (nam giới) ở người trưởng thành. Ngoài ra, giun kim cũng có thể xâm nhập và gây làm thủng ruột, viêm phổi, hốc mũi, thực quản, cổ tử cung, gây viêm ruột thừa, …

Không chỉ gây rối loạn cơ thể, theo các bác sĩ người bị nhiễm gin đũa có thể bị ngạt thở, gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột…thậm chí là tử vong khi giun đũa chui vào đường hô hấp. Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh giun đũa, người phụ nữ có nguy cơ cao bị sẩy thai, sinh non và khi bị nhiễm lau ngày người mắc bệnh khó tránh khỏi nguy cơ suy tim. Ngoài ra, bị giun lươn bò lổm nhổm dưới da hoặc giun tóc có thể gây sa trực tràng.

Bệnh nhiễm giun nguy hiểm như thế nào?

Cách chữa trị và phòng ngừa khi nhiễm giun

Bệnh nhiễm giun là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, chúng làm giảm sức đề kháng của cơ thể và có thể dễ lây nhiễm các bệnh khác. Để chữa trị và phòng ngừa khi bị nhiễm giun, người mắc bệnh nên lưu ý một số điểm:

  • Để phòng tránh bệnh nhiễm giun, theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược, bạn nên tẩy giun định kỳ 2 đến 3 lần một năm theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Loại thuốc mà Bộ Y tế khuyến cáo là thuốc chứa hoạt chất mebendazole, giúp tẩy giun hiệu quả. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lựa chọn thuốc tẩy giun có nhiều hương vị, dễ uống.
  • Để phòng ngừa bệnh giun hiệu quả, bạn nên rèn luyện cho mình thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Làm sạch thức phẩm đúng quy định và nấu chín thức ăn. Đồng thời nếu trong gia đình có thành viên bị nhiễm giun nên luộc quần áo, chăn màn cho cả nhà để diệt mầm bệnh và không sử dụng những vật dụng cá nhân chung. Trong trường hợp người bệnh đang bị sốt, viêm thận, viêm thận, bệnh cấp và mãn tính, đặc biệt là phụ nữ có thai thì không nên dùng thuốc tẩy giun.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun nhưng không phải ai cũng hiểu và biết hết những tác dụng của thuốc cũng như tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, bạn cần uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ  tư vấn. Đặc biệt đối với những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, bạn cần tuân thủ chặt chẽ sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Nguồn: Cao đẳng y dược Pasteur