Bệnh nấm móng là bệnh thường xuyên xảy ra với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh.
- Bác sĩ cảnh báo thói quen hàng ngày có thể gây bệnh vô sinh ở nam giới
- Bác sỹ chỉ ra 5 biểu hiện ngoài da cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
- Bác sĩ tư vấn cách sử dụng bài thuốc chữa ho hiệu quả bằng quả quất hồng bì
Bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh nấm móng hiệu quả
Bệnh học nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, làm ruộng, bán trái cây, giặt quần áo, thợ uốn tóc gội đầu, rửa xe, chăn nuôi…Bệnh nấm móng không chỉ khiến người mắc khó khịu, đau ngứa mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ.
Triệu gây ra bệnh nấm móng
Theo các bác sĩ, bệnh nấm móng xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay; chúng có thể bắt đầu bằng một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay hoặc móng chân. Bệnh làm móng bị phá hủy xấu xí, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc do bị nung mủ. Bệnh do nhiều loại vi nấm gây ra trong đó có hai nhóm chính là: và nấm hạt men (Candida) và nấm sợi tơ (Dermatophytes). Nhiễm nấm móng có thể khó điều trị và nhiễm trùng có thể tái diễn.
Triệu chứng có thể thấy ở bệnh nấm móng đó chính là bề mặt móng bị xù xì, có lằn sọc dọc hay ngang, phủ một lớp vảy mịn như cám. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng hoặc nâu đen. Đồng thời móng dễ mủn và dễ gãy. Khi mới bị bệnh, bạn có thể bị 1 hoặc 2 móng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể lan ra nhiều ngón. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida) hoặc không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes). Khi viêm vùng chân móng, cảm giác người bệnh sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ, ngứa rất nhiều vùng quanh móng.
Cách điều trị bệnh nấm móng
Đối với bệnh nấm mong, các bác sĩ tư vấn thường khuyên người bệnh sử dụng thuốc Itraconazol. Itraconazol là một triazole kháng nấm hiệu quả nhất hiện nay. Itraconazole có nồng đô cao trong mô do có ái tính với Protein, đặc biệt là chất sừng, có hoạt phổ rộng kháng nhiễm Candida, nấm da và Malassezia.
Khi sử dụng Itraconazole, thuốc thấm vào bản móng và giường móng sẽ có tác dụng diệt nấm sinh bệnh tại móng tay, chân. Khi dùng thuốc Itraconazole, bạn cần tuân thủ theo sử hướng dẫn của bác sĩ tư vấn nhằm tránh những hậu quả có thể xảy ra. Đặc biệt không cho cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, viêm gan cấp sử dụng thuốc Itraconazole. Sau khi kết thúc điều trị, bạn cần xét nghiệm soi tươi bệnh phẩm để các bác sĩ đánh giá là đã hết nấm chưa, kết hợp với đánh giá lâm sàng xem móng đã mọc ra lại chưa, hết viêm, hết xù xì,hết ngứa chưa. Nếu cả xét nghiệm và lâm sàng chưa tốt thì bác sĩ sẽ có quyết định điều trị tiếp cho bạn.
Mặc dù bệnh nấm móng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị bệnh sẽ trở nặng khiến người bệnh cảm giác vô cùng đau đớn, thậm chí bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các móng tay. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những bài học dành cho các sinh viên trường Trung cấp, Cao đẳng Dược,…Ngoài ra, bạn có thể phẫu thuật kết hợp với ciclopirox để xử lý nền móng hoặc điều trị nấm móng tay với một laser hoặc điều trị quang động.
Phòng ngừa và tránh tái phát bệnh nấm móng
Để phòng ngừa và tránh tái phát bệnh nấm móng, bạn nên tránh tiếp xúc thường xuyên với môi trường ẩm ướt, nước thường xuyên. Trường trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với nước, bạn nên sử dụng bao tay để tránh móng bị ướt. Đồng thời nên hạn chế tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng. Không nên rửa tay chân thường xuyên ngoài trường hợp bị bẩn hoặc trong tắm, gội.
Mặc dù nấm móng tuy không nguy hiểm nhưng làm mất thẩm mỹ, vệ sinh và rất khó điều trị. Vì vậy khi phát hiện cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp nhằm tránh trường hợp bệnh nặng gây điều trị tốn kém, đồng thời người bệnh không nên tự ý mua thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ thăm khám.
Nguồn: Cao đẳng y dược Pasteur