Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quả như thế nào là đúng cách? Các bậc phụ huynh cần biết để giúp trẻ giảm các biến chứng trào ngược và có cách xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản rất thường gặp ở trẻ bú mẹ và phần lớn tự ổn định từ 6 – 18 tháng tuổi. Khoảng 60% trẻ bú mẹ bị trào ngược ngừng nôn ngay khi có ăn thức ăn đặc, 90% không có các biểu hiện tiêu hóa nữa sau 4 tuổi. Tuy nhiên, các biểu hiện ngoài tiêu hóa lại hay gặp hơn và tần xuất phát hiện trào ngược chiếm khoảng 40-60% ở các bệnh nhân có biểu hiện hô hấp tái diễn. Nếu chẩn đoán và điều trị muộn có thể dẫn đến viêm, loét thậm trí ung thư thực quản hoặc ngất xỉu và tử vong. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo các thông tin mà các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Tp HCM cung cấp nhé!

Bệnh trào người dạ dày thực quản là gì? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược các chất chứa trong dạ dày vào thực quản có thể là sinh lí hay bệnh lí. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là sự có mặt của các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng khó chịu và hoặc các biến chứng.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là do sự dãn nở bất thường của cơ thắt thực quản dưới. Các yếu tố nguy cơ cao với bệnh TNDDTQ:

– Sau mổ teo thực quản thực quản

– Thoát vị khe hoành trượt

– Bệnh lí thần kinh

– Béo phì

– Rối loạn hô hấp mạn tính: loạn sản phế quản phổi, xơ nang, xơ hóa kẽ, xơ hóa nang.

– Ghép phổi, đẻ non

Bác sĩ chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Tp HCM cho biết, có 2 đối tượng nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày với các triệu chứng lâm sàng cụ thể như sau:

Trẻ bú mẹ

  • Khóc khi ăn
  • Nôn tái diễn
  •  Cân nặng thấp
  • Quấy khóc không rõ nguyên nhân
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các biểu hiện hô hấp tái diễn: ho khò khè, khàn tiếng, thở rít.
  • Nôn và khò khè 3 giờ đầu khi ngủ.
  • Viêm thanh quản và hen không tìm thấy nguyên nhân hoặc giảm biểu hiện hô hấp, giảm tiêu thụ corticoid khi điều trị trào ngược và sự xuất hiện lại các triệu chứng hô hấp khi ngừng điều trị chống trào ngược.

Một số triệu chứng nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ lớn

  • Đau bụng hoặc ợ nóng
  • Nôn tái diễn
  • Nuốt khó
  • Hen
  • Viêm phổi tái diễn
  • Biểu hiện hô hấp trên mạn tính: ho, khàn tiếng.

Ngoài ra, viêm tai giữa, viêm xoang mãn tính và biểu hiện khác như hơi thở hôi, sâu răng có thể liên quan đến trào ngược.

Vậy điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Bác sĩ tư vấn một số cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản như sau:

Chăm sóc và thay đổi lối sống

-Trong 2-4 tuần, không ăn sữa mẹ, chế độ ăn hạn chế sữa và trứng ít nhất về buổi sáng. Áp dụng sữa thủy phân protein hoặc axít.

-Tăng độ quánh của thức ăn bằng cách cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo vào 30g sữa công thức hoặc sử dụng loại sữa tăng độ quánh nhưng không khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non <37 tuần tuổi .

-Tránh thuốc lá thụ động và chủ động, cafein, rượu.

-Tư thế khuyến cáo chung là nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi .

Điều trị bằng thuốc

Kháng bài tiết acid:

Thuốc điều trị chủ đạo trong bệnh TNDDTQ là thuốc kháng bài tiết acid. Trong đo thuốc ức chế bơm Proton: có hiệu quả hơn hẳn nhóm kháng H2. Thời gian điều trị trung bình từ 8-12 tuần:

Thuốc Liều mg/kg/ngày Lứa tuổi áp dụng
Cimetidine 30–40mg; chia 3-4 lần  ≥16 tuổi
Ranitidine 5–10mg; chia 2-3 lần 1 tháng-16 tuổi
Omeprazole 0.7–3.3 mg/kg/ngày 2-17 tuổi
Lansoprazole 0.7–3 mg/kg/ngày 1-17 tuổi
Esomeprazole 0.7–3.3 mg/kg/ngày 1-17 tuổi

– Bảo vệ niêm mạc, trung hoà axít và điều hòa nhu động

Ngày nay, các nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường quy trong bệnh TNDDTQ nữa do hiệu quả không rõ ràng và nguy cơ tác dụng phụ.

Điều trị ngoại khoa

+Khi điều trị nội khoa không đáp ứng

+Nguy cơ hít, không bảo vệ được đường thở

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời các bạn đến học tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng thảo luận nhé!

Nguồn: bacsy.edu.vn