Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cần chú ý điều gì khi bị dị ứng thời tiết?

Vào thời điểm giao mùa nóng lạnh bất thường có khá nhiều người bị sốc nhiệt và dị ứng thời tiết. Vậy bệnh nhân cần chú ý điều gì khi gặp phải tình trạng này?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết

Trong môi trường khói bụi, tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày một tăng cao, khí hậu thay đổi thì tình trạng dị ứng thời tiết cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh không chỉ xảy ra vào mùa đông mà còn có thể xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong thời điểm giao mùa.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết

Theo các bác sĩ tư vấn, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến con người bị dị ứng thời tiết, theo đó nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi đột ngột, bất thường chuyển từ nóng sang lạnh và ngược lại dẫn tới sự giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn của da, khi đó vì bị mất nước, da trở nên khô ráp hơn bình thường. Điều này làm cho các phân tử protein ở bên trong cơ thể dễ biến tính, dẫn tới tình trạng dị ứng ngoài ra

Theo đó, khi da tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh bất thường sẽ có những biểu hiện lạ như: nổi mẩn đỏ, ngứa, cơ thể khó chịu, nóng ran vùng dưới da. Các khu vực cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là: mặt, cổ, tay, chân. Người bệnh có cảm giác ngứa, nóng, hoặc đôi khi chỉ là nổi phát ban đỏ mà không kèm theo triệu chứng gì. Đối với trường hợp dị ứng nặng thì có biểu hiện nổi mề đay. Những vết nổi cộm lên trên da, dày, bì, lan rộng sang các khu vực khác nhau trên cơ thể. Giai đoạn này, người bệnh có thể có những biểu hiện sau: hô hấp trở nên khó khăn, huyết áp hạ xuống thấp và đột ngột, mề đay lan khắp cơ thể. Ngoài ra còn một số các triệu chứng khác hiếm gặp hơn như: hắt hơi, ngứa mũi, ho, khó thở….

Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, cơ thể trẻ em, những người ít tiếp xúc với không khí bên ngoài và những người có hệ miễn dịch kém tỉ lệ bị mắc bệnh sẽ cao hơn.

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Dựa vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ nội khoa sẽ có những phương pháp, những thuốc điều trị khác nhau. Một số loại thuốc thường được chỉ định như: Prednisolone, cetirizine, loratadin, corticoide. Tuy nhiên để quá trình điều trị được hiệu quả thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn, tránh để tình trạng dị ứng thời tiết kéo dài, nếu bệnh nặng, một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Để phòng ngừa bệnh dị ứng có thể xảy ra thì bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, có những thói quen sinh hoạt tốt sẽ góp phần giúp cho cơ thể hạn chế được dị ứng trước những thay đổi của thời tiết. Mặt khác bạn nên thường xuyên bổ sung đầy đủ nước hoa quả để gia tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời không sử dụng các chất kích thích, các đồ uống công nghiệp, không hút thuốc lá; tránh tiếp xúc với khói bụi. Luôn giữ cho cơ thể có nhiệt độ ổn định, hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nguồn: bacsy.edu.vn