Nắm được nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp, chúng ta có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm và sớm có những biện pháp chữa trị kịp thời.
- Tạo thói quen hàng ngày để phòng chống thoái hóa đốt sống cổ
- Cảnh báo nguy cơ gây ung thư gan do sử dụng thức ăn đường phố
- Làm thế nào để sống tốt với bệnh tiểu đường?
Rất có thể bạn đang bị huyết áp thấp!
Huyết áp thấp là một hiện tượng khi huyết áp người bình thường bị thấp dưới 90 mmHg. Bệnh này được nhận biết rõ nhất qua những cơn tụt huyết áp diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn cũng có khi kéo dài. Ở mức độ nhẹ, tụt huyết áp chỉ cần sơ cứu là được nhưng nếu bệnh ở mức độ nặng hơn cũng rất dễ gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Theo các bác sĩ, khi có một số dấu hiệu như: Sốt cao đột ngột, chân tay lạnh buốt nhưng toát mồ hôi, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, thở dốc, tim đập nhanh, buồn vệ sinh liên tục, buồn nôn…rất có thể bạn đã rơi vào tình trạng tụt huyết áp. Nếu diễn ra thường xuyên thì các triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn, thậm chí bệnh có thể dẫn đến một số bệnh tiềm ẩn rất nguy hiểm khác nếu không được xử lý kịp thời.
Cần làm gì khi bị huyết áp thấp?
Với nhiều người, khi rơi vào tình trạng bị tụt huyết áp hoặc chứng kiến người thân bị tụt huyết áp thường dễ mất bình tĩnh và lúng túng trong xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến huyết áp thấp không quá khó khăn. Ghi nhớ một số kỹ năng đơn giản sau, bạn đã có thể xử lý các tình huống liên quan đến huyết áp một cách nhanh gọn.
Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, cần nhanh chóng đưa họ tới nơi thoáng mát, đặt người bệnh ngồi hoặc nằm trên giường với tư thế đầu thấp, hai chân cao hơn. Bác sĩ tư vấn, nếu có dụng cụ đo huyết áp thì nên tiến hành đo huyết áp ngay để biết cách xử lý thích hợp. Cho người bệnh uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, rau cần tây, nước nho… sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp. Đối với những người mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp để sử dụng khi cần thiết.
Một số cẩm nang sức khỏe cũng chia sẻ cách chữa huyết thấp bằng phương pháp bấm huyệt.
- Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương, đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, day đi day lại với mức độ mạnh dần từ 20-50 lần.
- Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
- Vuốt trán: Dùng 2 ngón tay cái vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương, lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.
Nếu nắm rõ nguyên nhân tụt huyết áp của người bệnh thì cách xử lý theo tình trạng bệnh nhân gặp phải. Nếu tụt huyết áp do sốt, tiêu chảy thì chỉ cần cho người bệnh nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tụt huyết áp mãn tính thì cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Là một bệnh thông thường, nguyên nhân và cách xử lý bệnh huyết áp thấp không quá khó khăn nhưng cần có sự bình tĩnh và kiên trì trong điều trị bệnh. Với những thông tin được cung cấp ở trên, mỗi người có thể tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về y tế để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe.
Các vấn đề liên quan đến căn bệnh huyết áp thấp như chế độ ăn uống, luyện tập, việc sử dụng thuốc điều hòa huyết áp sẽ tiếp tục được các bác sĩ tư vấn ở các bài tiếp theo. Các bạn quan tâm có thể theo dõi thêm qua các kênh tin tức y tế.
Nguồn: bacsy.edu.vn