Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Triệu chứng cần biết về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là một bệnh diễn biến thầm lặng và rất khó phát hiện. Mỗi ngày các khoáng chất của bộ xương sẽ dần dần mất đi một ít, đến khi bước vào giai đoạn nặng của bệnh thì mới phát hiện ra. Các Bác sĩ chuyên khoa Truong Cao dang Duoc Sai Gon chia sẻ rằng trong những ngày đầu khi mắc bệnh loãng xương, bệnh nhân hầu như không có cảm giác khó chịu hay có những dấu hiệu nào của bệnh loãng xương. Nếu có chỉ là một vài triệu chứng nhẹ và mơ hồ, thường bị nhiều người bỏ qua như đau nhức, mệt mỏi không cố định có khi rất khó để xác định chính xác vị trí của bệnh gây ra như đau mỏi nhẹ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương… Những càng về sau, khối lượng khoáng chất của hệ xương khớp mất đi ngày càng nhiều , những dấu hiệu của bệnh loãng xương như trên sẽ rõ rệt dần lên, đặc biệt là ở những vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối. Bệnh loãng xương thường xuất hiện cùng với bệnh thoái hóa khớp và song hành cùng tuổi tác , gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi. Tình trạng loãng xương sẽ làm cho quá trình thoái hóa trở nên nặng thêm hoặc ngược lại, quá trình thoái hóa cũng sẽ khiến cho bệnh loãng xương nặng nề thêm.

Một số triệu chứng của bệnh loãng xương

Để giúp các bạn đọc có thể nhận biết dễ dàng về triệu chứng của căn bệnh loãng xương để chủ động hơn trong việc điều trị thì sau đây các giảng viên Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xin chia sẻ cụ thể như sau:

  • Đau cột sống: Các dấu hiệu đau như thắt ngang cột sống, hoặc sang một bên hoặc hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích và gây đau. Bên cạnh đó, đau cột sống còn kèm theo những triệu chứng khác như co cứng các cơ dọa cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Khi người bệnh nằm yên một chỗ sẽ có cảm giác dễ chịu và ít đau hơn.
  • Đau xương: Tình trạng đau nhức ở các đầu xương, đau nhức mỏi dọc ở các xương dài, có cảm giác đau như bị châm chích toàn thân, những cơn đau sẽ diễn biến nặng hơn về đêm và nghỉ ngơi cũng không làm cho triệu chứng này thuyên giảm
  • Các triệu chứng toàn thân: Ngoài những triệu chứng đau nhức xương khớp kể trên thì còn kèm theo một vài triệu chứng khác như người bệnh có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi bất thường
  • Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao: Đây là triệu chứng cơ bản thường dễ phát hiện ở bệnh loãng xương. Khi lớn tuổi xuất hiện dấu hiệu gù vẹo cột sống và giảm chiều cao so với lúc trẻ, do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún.
  • Khi người bệnh xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt như trên thì khối lượng xương của cơ thể đã giảm đi khoảng 30 % so với lúc bình thường. Lúc này, khi người bệnh đến chụp X-quang sẽ thấy rõ các hiện tượng của bệnh loãng xương như xương tăng thấu quang, vỏ xương bị mỏng đi, các đốt sống bị biến dạng như lún xẹp hoặc gãy lún.

Bên dược sĩ Trương Thị Thanh Nga hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur còn chia sẻ rằng có những bệnh song hành với loãng xương của người cao tuổi như tình trạng thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp…

Xương người mắc bệnh loãng xương dễ tổn thương hơn người bình thường

Xương người mắc bệnh loãng xương dễ tổn thương hơn người bình thường

Cách phòng tránh và điều trị Bệnh loãng xương hiệu quả

Loãng xương là căn bệnh có những dấu hiệu rất khó phát hiện khi mới mắc bệnh, và cho đến khi có những triệu chứng lâm sàng rõ rệt thì bệnh đã trở nặng, lúc này sẽ rất dễ gây ra những hậu quả nặng nề nhất là gãy xương , ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm giảm tuổi thọ nghiêm trọng. Hiện nay, chi phí điều trị bệnh loãng xương rất cao, và thời gian điều trị kéo dài, các loại thuốc chữa trị sẽ gây nhiều tác dụng phụ mà kết quả lại không như mong muốn. Chính vì thế, việc phòng tránh bệnh loãng xương là điều mà mọi người nên tuyên truyền cho nhau và coi đó như là một điều vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh loãng xương. Để phòng tránh bệnh loãng xương thì chúng ta nên áp dụng ngay khi còn trẻ, từ lúc chưa mắc bệnh loãng xương , bằng cách bổ sung đầy đủ những khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi cùng với vitamin D, K2 mỗi ngày

Đối với những người đã bị bệnh loãng xương cần phải tích cực điều trị bệnh theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, thì người bệnh nên bổ sung đầy đủ những chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày như canxi, vitamin D và K2. Đây được xem là một biện pháp tối ưu giúp cho việc chữa trị bệnh loãng xương hiệu quả và nhanh chóng hơn , tránh được những hậu quả nặng nề về sau do bệnh loãng xương gây ra.

Nguồn: bacsy.edu.vn