Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu Bệnh chuyên khoa viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhiều người chủ quan nghĩ bệnh này không nguy hiểm tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

 

Tìm hiểu Bệnh chuyên khoa viêm phế quản cấp

Tìm hiểu Bệnh chuyên khoa viêm phế quản cấp

Tìm hiểu về bệnh chuyên khoa Viêm phế quản cấp

Theo trang Bệnh nội khoa, Viêm phế quản cấp là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo sự phản ứng tại chỗ và toàn cơ thể. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống nhỏ hơn bao gồm phế quản, tiểu phế quản và phế quản tận cùng (phế nang), có chức năng dẫn khí và trao đổi khí. Khi các ống này bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản và xuất tiết nhiều tạo thành đờm, thậm chí có mủ bao phủ niêm mạc phế quản. Do đó lòng phế quản bị phù nề làm chít hẹp, kèm theo nhiều chất tiết (đờm) ảnh hưởng đến thông khí, gây khó thở.

Nguyên nhân dẫn đến chuyên khoa Viêm phế quản cấp

Bệnh xảy ra trên một cơ thể sức đề kháng suy giảm, đặc biệt là người sức yếu, nằm nhiều, bại liệt rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, nhất là viêm phế quản. Thời tiết chuyển mùa, nhất là lạnh, mưa nhiều, bệnh càng dễ gặp phải ở người có tuổi. Nguyên nhân sâu xa gây viêm phế quản cấp tính là do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm). Ở người bình thường, tại ở đường hô háp trên (họng, mũi, hầu, thanh quản…) có một số vi sinh vật ký sinh, không gây bệnh (phế cầu, tụ cầu, Hemophilus influeznzae, Klebsiella, nấm Candida albicans…) khi gặp điều kiện thuận lợi (sức đề kháng giảm…) chúng sẽ gây bệnh (gây bệnh cơ hội). Bên cạnh đó, trong không khí có vô số vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt môi trường bị ô nhiễm nhiều), nhất là các loại virút đường hô hấp (virút cúm…), nếu hít phải, trong khi sức chống đỡ kém sẽ mắc bệnh là điều khó tránh khỏi.

Một số người cao tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu bia càng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài ra, bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh mạn tính, đôi khi là điều kiện thuận lợi cho viêm phế quản cấp hình thành (các loại bệnh như thế thường ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của cơ thể).

Bệnh Viêm phế quản hay mắc phải ở người cao tuổi

Bệnh Viêm phế quản hay mắc phải ở người cao tuổi

Những triệu chứng cơ bản của bệnh chuyên khoa Viêm phế quản cấp

Giảng viên Y Dược tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cho biết triệu chứng cơ của bệnh khởi đầu là viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng, đau mỏi cơ thể, tức ngực (biểu hiện của viêm đường hô hấp trên). Nếu bệnh lành tính (nhẹ) thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Với NCT do sức đề kháng kém cho nên rất khó để bệnh tự khỏi, nhất là người ốm yếu dài ngày, ăn uống thiếu chất. Tiếp đến là thời kỳ toàn phát, người bệnh sốt cao 38 – 390C, cũng có trường hợp có thể lên tới 400C, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho. Tuy vậy, một số NCT do sức yếu, nằm lâu, ít vận động nên có thể không thấy sốt (phản ứng của cơ thể yếu). Người bệnh bắt đầu có khó thở từ nhẹ đến nặng, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn nhất là về đêm, thời tiết lạnh, ẩm, mưa nhiều. Nếu không được chữa trị, nếu tác nhân gây bệnh là virút, có thể bệnh lui dần, nhưng nếu do vi khuẩn, không điều trị đúng, bệnh trở nên nặng hơn (ho nhiều, có đờm, sốt cao, mệt lả do mất nước, mất chất điện giải và nhiễm độc độc tố vi khuẩn).

Cần xét nghiệm công thức máu, tốc độ lăng máu, phản ứng CRP, chụp phổi. Nếu thấy cần thiết có thể nuôi cấy chất nhầy phế quản tìm vi khuẩn gây bệnh.

Biến trứng nguy hiểm của bệnh Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp, nói chung, tiến triển lành tính (nếu do virút), ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì. Tuy vậy, ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào, Người cao tuổi sức đề kháng kém, có thể có bội nhiễm vi khuẩn và ho khạc đờm kéo dài và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, phế quản phế viêm, áp-xe phổi (do tụ cầu vàng).

Cần lưu ý, ho trong viêm phế quản cấp có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng (do các phế quản chưa lành hẳn). Tuy nhiên, ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như hen suyễn trên một người có bệnh hen.

Những nguyên tắc điều trị bệnh Viêm phế quản cấp

Khi người cao tuổi đột nhiên thấy sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…, cần đi khám bệnh ngay. Với người cao tuổi sức yếu, người nhà cần hết sức quan tâm, nhất là những trường hợp nằm lâu, ít vận động, lú lẫn, ăn uống thất thường rất dễ viêm phế quản cấp do ứ đọng các chất dịch ở phế quản. Việc điều trị (dùng thuốc gì) thuộc quyền bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là việc dùng kháng sinh không đúng sẽ rất nguy hiểm.

Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng Hà nội