Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp vẫn phải đào tạo bổ sung

Bộ Y tế quy định người tốt nghiệp cử nhân y khoa tại nước ngoài phải học thêm ít nhất 12 tháng mới được hành nghề bác sĩ ở Việt Nam.

Cử nhân y khoa do nước ngoài cấp bằng vẫn phải đào tạo bổ sung

Dự thảo Thông tư quy định về đào tạo bổ sung đối với người có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp vừa được Bộ Y tế xây dựng nhằm giúp nâng cao chất lượng chuyên môn ngành bác sĩ.

Những đối tượng nào phải tham gia đào tạo bổ sung?

Thông tin về dự thảo, trang mục Tin tức y tế cho biết những cử nhân được trao bằng ở nước ngoài bao gồm: Cử nhân y khoa, Cử nhân y học, Cử nhân điều trị học, Cử nhân lâm sàng, Cử nhân nội khoa, Cử nhân ngoại khoa, Cử nhân Răng Hàm Mặt, Cử nhân Nha khoa, Cử nhân Trung Y, Cử nhân Y học cổ truyền, Học sĩ Trung Y, Học sỹ Y học cổ truyền. Trước khi trở thành một bác sĩ, các cử nhân thuộc diện kể trên sẽ phải theo học lớp đào tạo bổ sung kiến thức, chuyên môn theo quy định tại Thông tư.

Các thí sinh đang có nhu cầu học tập ngành y dược tại nước ngoài cần thiết phải theo dõi và tìm hiểu kỹ nội dung Thông tư này để có được lộ trình rõ ràng trên con đường phấn đấu trở thành một Bác sĩ.

Nội dung đào tạo bổ sung bao gồm những gì?

Tùy theo văn bằng đã được nhận các cử nhân sẽ phải theo học một trong các ngành sau:

  • Đăng ký ngành Y đa khoa đối với những người có bằng tốt nghiệp Cử nhân y khoa, Cử nhân y học, Cử nhân điều trị học, Cử nhân lâm sàng, Cử nhân nội khoa hoặc Cử nhân ngoại khoa.
  • Đăng ký ngành Răng Hàm Mặt đối với những cử nhân tốt nghiệp Răng Hàm Mặt hoặc Nha khoa.
  • Đăng ký ngành Y học cổ truyền đối với trường hợp Cử nhân Y học cổ truyền, Học sỹ Y học cổ truyền, Học sỹ Trung Y, Cử nhân Trung Y.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường, các nội dung đào tạo bổ sung hướng đến việc hoàn chỉnh khối lượng kiến thức chuyên ngành tương đương bác sĩ y đa khoa của Việt Nam. Ngoài ra, do học tập y khoa ở nước ngoài nên việc tham gia chương trình đào tạo thêm cũng là cách để các Bác sỹ nội khoa, ngoại khoa tương lai hiểu được tâm lý bệnh nhân và môi trường làm việc ở Việt Nam.

Cử nhân được nước ngoài cấp bằng tham gia đào tạo để được công nhận là bác sỹ

Thời gian đào tạo bổ sung kéo dài bao lâu?

Khi đăng ký xét tuyển vào lớp đào tạo bổ sung, các cử nhân phải thực hiện bài thi đánh giá năng lực đầu vào theo hai hình thức trắc nghiệm (90 phút) và tự luận (120 phút) về kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Người có bài thi đạt từ 5 điểm trở lên mới được tham gia lớp bổ sung kiến thức.

Thời gian đào tạo tối thiểu được phân theo khối lượng kiến thức của chuyên ngành đã đăng ký:

  • Với ngành Y đa khoa: Bổ sung thêm 48 tín chỉ trong vòng 18 tháng.
  • Ngành Y học Cổ truyền và ngành Răng Hàm Mặt: Khổi lượng kiến thức bổ sung là 40 tín chỉ, thời gian đào tạo là 12 tháng.

Để trở thành người bác sĩ có chuyên môn giỏi các cử nhân phải trải qua thời gian học tập vất vả với khối lượng kiến thức chuyên ngành đồ sộ. Đối với các cử nhân được trao bằng tại nước ngoài, thời gian học tập sẽ còn kéo dài hơn bởi họ phải bổ sung thêm lượng kiến thức không nhỏ để được khám chữa bệnh và nghiên cứu bệnh học dưới chức danh bác sĩ.

Theo dự thảo Thông tư, cơ sở được đào tạo bổ sung là các trường có đào tạo trình độ đại học chuyên ngành tương ứng với ngành học cần bổ sung, có ít nhất 5 khóa sinh viên đã tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trường đào tạo bổ sung phải có cơ sở thực hành cho học viên, tạo điều kiện cho những người theo học có cơ hội vừa học vừa làm, học đến đâu làm đến đó.

Có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp vẫn phải đào tạo bổ sung

Trường đào tạo bổ sung phải có cơ sở cho sinh viên thực hành 

Về học phí, các cơ sở đào tạo bổ sung sẽ xây dựng bảng kinh phí dựa trên nguyên tắc tính đúng, đủ, công khai minh bạch và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hoàng Giang – bacsy.edu.vn