Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Một số bệnh thường gặp ở trẻ vào lúc thời tiết giao mùa

Giao mùa là khoảng thời gian thuận lợi giúp vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ và có thể gây nên những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị mắc những bệnh thông thường
Thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị mắc những bệnh thông thường

Thời điểm giao mùa hè – thu hoặc thu – đông với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giao mùa là thời điểm mà dịch tiêu chảy, sốt xuất huyết hay viêm đường hô hấp bùng phát một cách mạnh mẽ. Trong khi đó sức đề kháng của trẻ phát triển chưa toàn diện là nguyên nhân khiến các bé rất dễ mắc phải những bệnh thông thường này. Các bậc làm cha làm mẹ cần trang bị cho con mình những kiến thức phòng tránh bệnh hiệu quả và đúng cách. Sau đây là một số loại bệnh mà các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội khuyên chúng ta cần chú ý đề phòng khi thời tiết biến đổi thất thường.

Bệnh cảm cúm

Hẳn không còn ai xa lạ gì đối với những bệnh như đau họng, hắt hơi, sốt nhẹ hay mệt mỏi toàn thân khi thời tiết chuẩn bị bước vào giai đoạn giao mùa, trẻ em lại càng có nguy cơ cao hơn mắc những căn bệnh này. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sức khỏe của trẻ, vì vậy chúng ta cần có những biện pháp chủ động phòng tránh.

  • Giữ cho trẻ đủ ấm khi thời tiết bắt đầu thay đổi nhất là đối với những bộ phận như ngực, cổ, đầy, chân và tay. 
  • Hạn chế sự tiếp xúc của con em với những người đang hoặc xuất hiện dấu hiệu cảm cúm. 
  • Tránh cho con còn đồ lạnh. 
  • Tăng cường dinh dưỡng và bổ sung vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. 
Tăng cường dinh dưỡng và bổ sung vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.
Tăng cường dinh dưỡng và bổ sung vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

Viêm đường hô hấp

Khi thời tiết chuyển mùa hệ hô hấp có thể nói là hệ thống dễ dàng bị virus xâm nhập và tấn công nhất là đối với cơ thể và sức đề kháng chưa được hoàn chỉnh ở trẻ. Những bệnh chúng ta thường gặp như viêm đường hô hấp, viêm phế quản hay viêm phổi có khả năng mắc phải rất cao. Bệnh lây truyền qua đường miệng, tiếp xúc tay chân, nước bọt hay những đồ dùng ăn uống. Trẻ mắc bệnh thường có hiện tượng sốt cao một cách đột ngột, lạnh toàn thân, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy nhẹ, chán ăn,….

Phương pháp phòng tránh:

  • Phụ huynh nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà bông và giữ ấm cơ thể.
  • Hạn chế đưa các bé đến những nơi đông người, những bể bơi công cộng hay khu vui chơi
  • Đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho trẻ.

Sốt phát ban

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết rằng Virus Rubella và sởi là hai trong số những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sốt phát ban ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể được lây truyền qua đường hô hấp, trẻ khi mắc bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, đau họng, đau đầu, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng hạt, có thể xuất hiện những chấm xuất nhỏ dưới da ban đầu chỉ ở vùng mặt và lan dần ra toàn thân, trẻ bị sốt và những nốt ban đỏ xuất hiện khắp người.

Để phòng tránh căn bệnh này các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiêm chủng phòng sởi và Rubella theo những chương trình tiêm chủng của trung tâm y tế.

Cần đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời
Cần đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời

Bệnh sốt xuất huyết

Đây là căn bệnh xuất hiện ở rất nhiều thời điểm trong năm đặc biệt là ở những giai đoạn giao mùa, con đường lây nhiễm thường được biết đến là do muỗi. Trẻ khi bị nhiễm sốt xuất huyết thì thường sốt cao một cách đột ngột trong vòng khoảng từ 2-4 ngày, sau đó có thể xuất hiện những dấu xuất huyết ngay bên dưới lớp da, vùng niêm mạc miệng hay thậm chí là đi cầu ra máu. Một số trường hợp trẻ sốt quá cao mà không có biện pháp hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến những cơn co giật, vì vậy nếu nghi ngờ về những dấu hiệu của sốt xuất huyết chúng ta cần đưa trẻ tới ngay những cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ giúp đỡ và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng tránh:

  • Nên chú ý mặc cho trẻ quần áo dài tay
  • KHông để trẻ ở những nơi thiếu ánh sáng
  • Sử dụng mùng, mền khi ngủ kể cả ngày lẫn đêm
  • Dọn dẹp nơi ở ngăn nắp, gọn gàng
  • Tiêu diệt nơi sinh sản và cư trú của muỗi

Nguồn: bacsy.edu.vn