Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Chữa bệnh mất ngủ kinh niên nhờ phương pháp bấm huyệt

Bạn đã biết các huyệt vị có tác dụng bất ngờ trong việc chữa bệnh mất ngủ kinh niên mà không cần dùng thuốc chưa. Phương pháp bấm những huyệt vị đó ra sao?

Chữa bệnh mất ngủ ở trẻ em và người lớn

Chữa bệnh mất ngủ ở trẻ em và người lớn

Hiện nay, nhiều người bị mất ngủ mà không có thuốc nào trị dứt điểm căn bệnh này, có một phương pháp chữa bệnh mất ngủ mà không phải dùng thuốc đó là phương pháp bấm huyệt vừa an toàn mà mang lại hiệu quả cao.

Những chứng bệnh thường gặp liên quan đến giấc ngủ thường gặp

Trong chuyên mục cẩm nang sức khỏe hôm nay xin gửi tới các bạn đến chứng bệnh thường gặp đối với người bị bệnh mất ngủ.

Giật mình tỉnh giấc: Tình trạng này hay xuất hiện ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Triệu chứng phổ biến là giật mình tỉnh giấc và ngồi dậy trong đêm, thậm chí có người còn la hét nhưng tới sáng hôm sau lại không hề nhớ gì cứ như mơ ngủ.

Giới Y học gọi đây là hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” ở những người trẻ. Người mắc chứng bệnh này cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh hoặc một số vấn đề khác liên quan đến giấc ngủ sau này.

Mất ngủ về đêm: Bệnh mất ngủ được chia làm 2 loại là mất ngủ ngắn hạn (cấp tính) và mất ngủ kéo dài (mãn tính).

Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không yên giấc, khi bị gián đoạn sẽ khó mà ngủ trở lại… Đối với mất ngủ mãn tính, tình trạng bệnh có thể kéo dài từ một đến hai tháng hoặc lâu hơn và thường xuyên.

Ra nhiều mồ hôi: Những người mắc bệnh thường tụt huyết áp, đổ nhiều mồ hôi trong khi ngủ.

Người bệnh nên giữ phòng ngủ của mình được thông thoáng, có đầy đủ oxi và duy trì nhiệt độ phòng ở mức vừa phải để cải thiện tình trạng này.

Nghiến răng: Chứng nghiến răng trong lúc ngủ bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố về tâm lý. Đây là triệu chứng cho thấy người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi, tức giận hoặc có tư tưởng chống đối, thù địch ở mức cao đối với người nào đó hoặc vấn đề trong cuộc sống.

Chảy nước miếng: Việc thay lắp răng giả sẽ kích thích các tuyến nước bọt tang cường hoạt động, gây ra hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ hay trong lúc ngủ nghỉ về vấn đề nào đó.

Ngoài ra, tình trạng loét miệng dẫn đến đau niêm mạc cũng là một trong số những nguyên nhân tăng tiết nước bọt. Hàm răng không đều hoặc khớp cắn không khớp cũng có thể gây nên tình trạng chảy nước miếng.

Ngủ ngáy: Nhiều người có thói quen ngáy khi ngủ và những người này thường mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một trong những nguyên cơ phổ biến dẫn tới huyết áp cao và các bệnh động mạch vành.

Đối với tình trạng mất ngủ diễn ra ở nhiều người còn dẫn đến sức khỏe làm đẹp không được đảm bảo, gây ra tình trạng bực bội, khó chịu hay da dẻ của những người mất ngủ không được đẹp, thường xanh sao.

Một số phương pháp bấm huyệt, massage cải thiện giấc ngủ cho người mất ngủ

Trên blog tâm sự đêm khuya có chia sẻ: Đối với những người mất ngủ có thể dùng phương pháp bấm huyệt hay massage để có giấc ngủ ngon hơn.

  1. Bấm huyệt Nội Quan

Cách làm: Dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí huyệt Nội Quan, mỗi lần thực hiện khoảng 3 phút cho tới khi cảm thấy vị trí huyệt hơi đau thì ngừng lại.

Mỗi ngày nên duy trì day bóp bấm huyệt 2 lần, thời gian tốt nhất để ấn huyệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bấm huyệt nội quan chữa bệnh mất ngủ

Bấm huyệt nội quan chữa bệnh mất ngủ

Tác dụng: Huyệt Nội Quan có công dụng điều hóa khí huyết, ích tâm, an thần. Kiên trì xoa bóp huyệt vị này có thể hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

  1. Xoa bóp hai bên eo

Cách làm: Chà xát hai bàn tay cho nóng lên rồi đặt vào hai bên eo, massage từ huyệt Thận Du đến huyệt Đại Tràng Du (Đại Trường Du) cho đến khi cảm thấy eo có cảm giác nóng thì ngừng lại.

Tác dụng: Đông y cho rằng, “eo là phủ của thận”. Việc massage vị trí này có thể ích thận và có lợi cho giấc ngủ.

  1. Bấm huyệt Thần Môn

Cách làm: Dùng ngón cái bấm vào huyệt Thần Môn ở cạnh cổ tay. Thực hiện đến khi xung quanh huyệt hơi sung lên, duy trì thêm 30 giây rồi đổi tay.

Tác dụng: Thường xuyên kích thích huyệt vị này sẽ hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, mộng mị, hồi hộp, hay quên, động kinh.

Phương pháp chữa bệnh châm cứu bấm huyệt mang lại hiệu quả cao đối với Y học xưa và nay, đặc biệt nó còn không có tác dụng phụ trong chữa bệnh. Người bệnh không phải lo lắng có tác dựng ngoài mong muốn như uống thuốc tây.

Một số món ăn bài thuốc chữa bệnh mất ngủ kinh niên

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Việc điều trị không nên chỉ dựa vào thuốc mà phải chú ý nguyên nhân gây bệnh, tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân,… Sử dụng bài thuốc từ thức ăn là một trong những phương pháp trị mất ngủ theo Y học cổ truyền rất tốt mà ta có thể vận dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Bài 1: Thịt lợn nạc 150g, gạo tẻ 100g, phục thần 15g, viễn chí 12g, gia vị, rau thơm vừa đủ. Phục thần và viễn chí sắc kỹ lấy nước bỏ bã, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Lấy nước thuốc cùng gạo vo sạch và thịt nạc hầm thành cháo, cháo chín nêm gia vị, hành rau thơm ăn nóng trong ngày.

Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, bổ não, thích hợp dùng cho những người bị mất ngủ kéo dài, tim hồi hộp cơ thể suy nhược.

Chữa bệnh mất ngủ từ món ăn bài thuốc

Chữa bệnh mất ngủ từ món ăn bài thuốc

Bài 2: Gạo nếp 50g, hạt sen 60g, nấm linh chi 50g, đường cát trắng 30g, tất cả nấu nhừ thành cháo, ăn cách một giờ trước khi đi ngủ. Dùng liền 1 tuần.

Công dụng: Bổ tỳ vị, an thần, giúp cho giấc ngủ ngon hơn.

Bài 3: Long nhãn 30g, gạo nếp 50g, hạt sen bỏ tâm 30g. Cho gạo và hạt sen vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ khoảng 30 phút, khi gần chín nhừ cho thêm cùi nhãn và các gia vị vừa ăn. Bài thuốc này có thể ăn thường xuyên.

Công dụng: Ích tâm thần, giúp ngủ ngon, dùng cho những người mất ngủ mãn tính.

Nguồn: bacsy.edu.vn