Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh sỏi thận, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi bị sỏi thận người bệnh cần tránh ăn uống những thực phẩm sau.
- Bác sĩ cảnh báo 10 thói quen xấu có hại cho thận
- Bác sĩ tư vấn chế độ ăn kiêng cho người bị sỏi mật
- Những thói quen làm tổn thương thận mà bạn cần biết
Bác sĩ khuyến cáo những thực phẩm cần tránh khi bị sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Bác sĩ Phạm Thị Việt Phương – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
Có nhiều loại sỏi thận, loại sỏi thận thường gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.
Những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.
Theo bác sĩ Phạm Thị Việt Phương – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thận là do uống nước không đủ. Lượng nước tiểu tạo thành ít. Khi đó, các chất khoáng như calci, oxalic… sẽ tích tụ nhiều ở thận gây ra sỏi thận.
Bên cạnh đó chế độ ăn uống thiếu hợp lý, thói quen ăn mặn, ăn nhiều thịt là một nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Đôi khi, ăn quá nhiều rau cũng có thể gây ra sỏi thận.
Ngoài ra các bệnh lý đường tiết niệu như, u xơ tuyến tiền liệt, u xơ đội lên vào lòng bàng quang có thể khiến nước tiểu đọng lại, lâu ngày tạo ra sỏi thận.
Ở nữ giới, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể lây lan sang đường niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân
Những thực phẩm cần tránh khi bị sỏi thận.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo người bệnh cần tránh những thực phẩm dưới đây.
– Thực phẩm nhiều protein (chất đạm): Theo nghiên cứu của Bác sĩ Brian thuộc Đại học New York, Mỹ, thói quen ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Protein làm gia tăng lượng axit, canxi và photpho trong nước tiểu, vốn là các yếu tố hình thành sỏi thận. Chính vì thế bác sĩ khuyên mỗi người không nên ăn quá 200 g thịt, cá mỗi ngày để phòng tránh bệnh sỏi thận.
– Hạn chế ăn muối: Lượng muối tiêu thụ trong ngày không quá 3 g. Khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat… nên xem kỹ chỉ số lượng muối trên vỏ hộp, tránh dùng loại nhiều muối.
Bị sỏi thận cần hạn chế ăn muối
– Giảm ăn đường, mỡ.
– Không uống các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng kèm với thuốc trị sỏi thận nếu chưa có ý kiến bác sĩ.
– Hạn chế dùng nước ngọt, nước giải khát có ga, cà phê, trà đậm đặc, bia, rượu…
Để phòng ngừa sỏi thận, bác sĩ tư vấn khuyên mọi người nên uống đủ nước mỗi ngày. Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước tiểu hơn 2,5 lít mỗi ngày, nước tiểu trong là được.
Nguồn: Bacsy.edu.vn tổng hợp.