Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cần cẩn trọng với bệnh hạ đường huyết

Đường huyết là một thông số rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên mọi người thường ít quan tâm đến tình trạng hạ đường huyết.

Cần cần trọng với bệnh hạ đường huyết Cần cần trọng với bệnh hạ đường huyết

khái niệm hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là một tình huống cấp cứu vì nó có thể diễn biến nhanh chóng đến hôn mê, có thể gây tử vong cho người bệnh, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt, người bệnh sẽ phục hồi không để lại di chứng. Do đó, việc điều trị nâng nồng độ đường máu lên phải được thực hiện ngay khi phát hiện bệnh nhân có hạ đường huyết.

Bình thường nồng độ đường trong máu là 3,9- 5,6 mmol/L (70- 100 mg/dl) lúc đói. Khi đường máu giảm xuống dưới 3,9 mmol/L (70 mg/dl),người ta gọi là bệnh học hạ đường huyết, tùy theo mức hạ đường huyết mà trên lâm sàng biểu hiện ở các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì?

Hạ đường máu thường gặp trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị bằng insulin ngoại sinh hoặc các thuốc kích thích bài tiết insulin nội sinh
  • Sự thay đổi các sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường như chế độ ăn, luyện tập hoặc thay đổi liều insulin có thể gây hạ đường máu.
  • Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác có thể gây hạ đường máu ở cả bệnh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường như nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, thuốc/rượu, các khối u, hoặc suy dinh dưỡng…

Ở bệnh nhân đái tháo đường, hạ đường máu có thể xẩy ra do:

  • Trì hoãn việc ăn uống ngay sau khi tiêm insulin, suy dinh dưỡng, kém hấp thu do buồn nôn và nôn hoặc liệt ruột
  • Hoạt động thể chất tăng
  • Căng thẳng tâm lý do nhiễm khuẩn hoặc các thương tổn
  • Thay đổi vị trí tiêm insulin (sự hấp thu insulin thay đổi theo các vị trí tiêm khác nhau)
  • Tổn thương trục hormon điều hòa ngược
  • Insulin được giải phóng quá mức do thuốc sulfonylurea, đặc biệt là khi có suy thận.
  • Thay đổi điều trị, đặc biệt là tăng liều insulin hoặc thuốc uống hạ đường máu, hoặc bổ xung thêm thuốc mới như thiazolidinedione có thể làm giảm kháng insulin và cải thiện tác dụng điều trị của insulin nội sinh và ngoại sinh

U tế bào β tuyến tụy

  • U tế bào β bài tiết insulin ở các đảo Langerhans của tuyến tụy có thể gây hạ đường máu dai dẳng và thậm chí hôn mê

Rượu (alcohol)

  • Uống quá nhiều ethanol, đặc biệt là không bổ xung calo đầy đủ, có thể gây hạ đường máu nặng (đặc biệt ở trẻ em). Theo bác sỹ tư vấn, việc lạm dụng rượu mạn tính làm giảm tổng hợp glucose qua trung gian NADH và làm suy yếu khả năng tân tạo và dự trữ glycogen tại gan

Hạ đường máu sau ăn

  • Ở bệnh nhân không có đái tháo đường , ăn một lượng lớn thực phẩm thô rắn có thể kích thích giải phóng một lượng insulin đủ lớn gây hạ đường máu nhẹ không triệu chứng. Hiếm khi hạ đường máu trong trường hợp này gây giảm mức độ ý thức.

Những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết

Các triệu chứng gợi ý hạ đường huyết:

  • Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột, cảm giác đói cồn cào không giải thích được, có thể chóng mặt, đau đầu, lo âu, tay chân nặng nề, yếu. Mức độ nặng hơn có thể có da xanh tái, vã mô hôi, hồi hộp đánh trống ngực, lo âu, hốt hoảng hoặc kích động, loạn thần.
  • Nhịp tim nhanh, thường nhanh xoang, có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất, tăng huyết áp tâm thu, có thể có cơn đau thắt ngực hoặc cảm giác nặng ngực.

Những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết

Những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết

Hôn mê hạ đường huyết là giai đoạn nặng của hạ đường huyết có thể xuất hiện đột ngột không có dấu hiệubáo trước. Hôn mê thường xuất hiện nối tiếp các triệu chứng hạ đường huyết nhưng không được điều trị kịp thời. Thường là hôn mê yên lặng và sâu. Các triệu chứng có thể gặp đi kèm với tình trạng hôn mê như dấu hiện thần kinh khu trú, Babinski cả 2 bên, hôn mê sâu có thể giảm phản xạ gân xương, một số trường hợp có thể xuất hiện co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ, tăng trương lực cơ.

Nguồn: bacsy.edu.vn