Đau cổ kèm theo dấu thần kinh khu trú tiến triển (đau có yếu hay dị cảm tay hoặc chân). Đau cổ đi kèm với các triệu chứng sụt cân nhiều, buồn nôn, nôn, sốt.
- Bệnh viêm phổi của người trưởng thành là gì?
- Những thông tin cần biết về bệnh hẹp hậu môn trực tràng
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư đường mật
Tìm hiểu về bệnh đau cổ
Tổng quan về bệnh đau cổ
Theo các bác sĩ tư vấn đau cổ được xác định về mặt vị trí giải phẫu là đau sau cổ gáy từ đường gáy trên (là đường cong ở dưới đường cao nhất của xương chẩm) lan xuống vai đến mỏm gai đốt sống ngực 1, lan ra hai bên đến vùng trên gai và phía trước có thể đến v̀ng trên đòn, thường ít gặp hơn đau lưng. Tuy nhiên, hàng triệu người có ít nhất một lần trong đời bị đau cổ có kèm hoặc không với đau lan xuống tay. Phần lớn các trường hợp đau cổ có thể tự giới hạn trong thời gian ngắn với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp đi kèm với triệu chứng cần phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tích cực hơn.
Phân loại tương đối về mặt thời gian diễn biến, người ta chia làm hai loại đau cổ: cấp tính và mạn tính.
- Đau cổ cấp tính: thường do tổn thương cân cơ và dây chằng, xuất hiện do tổn thương sau chấn thương hoặc do căng dãn cơ quá mức như ngủ nằm sai tư thế, khuân vác các vật nặng
- Đau cổ mạn tính: những trường hợp đau cổ kéo dài hơn 2 tuần thường đi kèm các dấu hiệu báo động như đau lan về một tay kèm theo các triệu chứng tê và dị cảm. Khi có nh̃ững triệu chứng biểu hiện do các tổn thương thực thể, cần phải thực hiện các cận lâm sàng chuyên biệt để chẩn đoán.
Nguyên nhân gây bệnh đau cổ
Đau thường do đầu để lâu ở một tư thế, ví dụ như khi lái xe hay làm việc trên máy tính do cơ bị căng hay co thắt, giảm khả năng vận động đầu thường có triệu chứng đau đầu đi kèm. Đau cổ có liên quan đến hoạt động và tư thế đầu cổ. Đau thường xuất hiện từ từ trong nhiều năm. Thường liên quan đến các hoạt động gắng sức dồn dọc trục cột sống, gặp trong nhóm bệnh lý hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ.
Theo cẩm nang sức khỏe, đau cổ liên quan đến hoạt động vụng về của tay, đau lan xuống tay, giảm khả năng phối hợp vận động tay và chân, giảm khả năng thực hiện các động tác tinh vi, thường xuất hiện chậm và tăng dần theo thời gian. Tổn thương bệnh lý do chèn ép tủy. Điều trị nội khoa đôi khi có thể giúp giảm đau, tuy nhiên, điều trị ph̃u thuật được ưu tiên khi có chèn ép tủy.
Đau cổ xuất hiện thay đổi trong ngày: thường xuất hiện vào sáng sớm khi thức dậy và có thể giảm dần trong ngày, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài cử động cổ, cũng có thể xuất hiện khi thay đổi thời tiết và thường liên quan đến nhóm bệnh viêm khớp xương.
Cách điều trị bệnh đau cổ còn phụ thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh
Tìm hiểu về cách điều trị bệnh đau cổ
Điều trị đau cổ tùy vào nguyên nhân sẽ có những phương pháp thích hợp. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân cần phải can thiệp phẫu thuật.
Đau cổ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn cũng như trở ngại trong cuộc sống. Vì thế khi mắc bệnh đau cổ bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn các hướng điều trị sau:
- Dùng thuốc: chống viêm (ibuprofen, naproxen), chống đau (acetaminophen), thư giãn cơ, chống suy nhược. Chườm nóng, chườm đá.
- Tiêm tại chỗ corticosteroid để giảm đau: tiêm cạnh rễ thần kinh, tiêm vào các mặt khớp đốt sống cổ, tiêm vào cơ, tiêm vào khớp vai trong viêm khớp vai.
- Điều trị vật lý. Để có được tư thế đúng, thẳng, chườm nóng hay chườm đá hay kích thích điện để giảm đau và phòng tái phát. Kéo cột sống cổ bằng sức nặng, ròng rọc hay đeo túi hơi quanh cổ.
- Bất động ngắn hạn với túi hơi quanh cổ.
- Các bài tập cho đau khi vận động cổ vai, tăng sức mạnh các cơ của cổ vai.
- Phẫu thuật có thể được lựa chọn để giải ép cho rễ thần kinh hay tủy sống.
Nguồn: bacsy.edu.vn