Chó là một trong nhưng con vật nuôi thông minh và gần gũi với con người, tuy nhiên đây cũng là mầm mống gây ra bệnh dại cực kỳ nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, dù con chó không bị nhiễm bệnh dại, nhưng người bệnh sau khi bị chó cắn đã bị tử vong do không được sơ cứu cũng như điều trị bệnh kịp thời. Trong bài viết dưới đây bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn, cách sơ cứu vết thương khi bị cho cắn ngay tại nhà.
- Điểm tên 5 dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thận
- Bác sĩ tư vấn những cách phòng bệnh sốt xuất huyết
- Miễn phí 20 suất thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện Bưu điện
Những cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
Những cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
- Làm sạch vết thương
Theo bác sĩ tư vấn, thì làm sạch vết thương chính là cách đầu tiên mà bạn nên thực hiện khi sơ cứu vết thương do bị chó cắn. Lúc này bạn nên sử dụng bông đã được tiệt trùng, để rửa vết thương cho mình hoặc cho người bệnh dưới vòi nước chảy. Sau đó rửa lại với xà phòng hoặc xà bông diệt khuẩn, nhầm loại bỏ tất cả các mầm bệnh.
- Sát trùng kỹ vết thương
Sát trùng kỹ vết thương cũng là một trong những cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn đơn giản những lại rất quan trọng. Sau khi rửa sạch vết thương, bạn có thể dùng bông lau khô đi, rồi bạn dùng cồn hoặc nước muối pha loãng, cũng có thể oxy già dùng để sát trùng vết thương, mục đích nhằm loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ nhẹ nhàng cho lên vết thương, tránh để bệnh nhân bị xót.
Rửa tay xà phòng cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
- Tiến hành cầm máu
Sau khi sát trùng vết thương, thì bạn có thể tiến hành cầm máu cho người bệnh. Bạn hãy tìm mọi cách nhằm nâng cao vùng bị thương, tránh để cho vết thương chảy máu quá nhiều. Sau đó dùng bông băng y tế đã được tiệt trùng băng lại vết thương.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
Ngay sau khi cần máu bạn cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế, để được bác sĩ khám, theo dõi và điều trị kiphj thời. Và khi bị chó cắn, không phân biệt chó nhà hay chó bị bệnh dại cắn, người bệnh cần được theo dõi sát sao trong vòng 48h liên tục.
- Tiêm phòng bệnh dại
Khi bị chó cắn, bạn nên theo dõi con chó trong vòng 10 ngày, nếu thấy chó vẫn khỏe mạnh bình thường, thì sức khỏe của bạn không đáng lo lắng. Tuy nhiên khi cắn người xong, con chó phát bệnh, hoặc bỏ chạy đi mất, thì cần báo với các cơ sở y tế tại nơi điều trị, để các bác sĩ có cách điều trị tích cực.
Sát trùng cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
Tiêm phòng cho người bệnh bị chó căn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, để phòng ngừa bệnh dại hiệu quả. Nạn nhân khi bị chó cắn, cần được tiêm phòng bệnh uốn ván và tiêm phòng dại.
Trên đây là những cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn đơn giản, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Bởi vì khi bị chó cắn, đặc biệt là những con chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân, nếu như chúng ta không biết cách xử lý và sơ cứu phù hợp.
Nguyễn Minh – bacsy.edu.vn