Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh thủy đậu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Vậy bệnh lý này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam

Bệnh thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam

Biến chứng khó lường của bệnh thủy đậu

Theo Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, bệnh thủy đậu được biết đến là một bệnh truyền nhiễm lành tính, có thể tự khỏi. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: viêm màng não, xuất huyết não, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan,.. nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Một số trường hợp có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời, trong đó bệnh viêm phổi là biến chứng nặng và khó điều trị nhất cho dù biến chứng này ít xảy ra.

Các biến chứng của thủy đậu gồm:

  • Nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do không kiêng giữ được như dùng tay để gãi ngứa.
  • Gây viêm não, viêm màng não(xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên người lớn dễ gặp phải biến chứng này hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
  • Viêm phổi thủy đậu: biến chứng này thường xảy ra ở người trưởng thành, vào ngày thứ 3 – 5 sau khi phát bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thởvà tức ngực.
  • Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: các triệu chứng của biến chứng này là tiểu ra máu và suy thận.
  • Phụ nữ mang thai bị bị thủy đậu, mẹ bầu nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang con, bé có thể bị khuyết tật hoặc tử vong.
  • Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: do các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa Huyết học – Truyền nhiễm cho biết, tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm gồm:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
  • Mũi 2: Trẻ từ 1 – 13 tuổi: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.