Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dược sĩ mách bạn những cách trị bỏng hiệu quả tại nhà

Vết thương khi bị bỏng có thể gây nhiễm trùng hay để lại sẹo vĩnh viễn trên cơ thể nếu không được chăm sóc đúng cách. Cùng tìm hiểu những cách trị bỏng hiệu quả tại nhà qua bài viết dưới đây nhé.

Bỏng là gì?

Theo bác sĩ tư vấn sức khỏe Hoàng Ngọc: Bỏng là hiện tượng lớp da bị tổn thương tùy theo mức độ nặng nhẹ để xác định. Bỏng làm tổn thương lớp biểu bì có thể do lửa, nước sôi, điện… gây ra. Nếu nặng, bỏng sẽ ăn sâu vào lớp biều bì bên trong da thậm chí gây ảnh hưởng đến cả mô xương, khớp…

Bỏng hay còn gọi là phỏng nếu nhẹ chỉ cần sơ cứu bằng một số bước đơn giản sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng đa số, các vết bỏng đều được đánh giá nặng từ mức độ 2 trở đi. Nếu không sơ cứu đúng cách sẽ vô tình làm vết bỏng lan ra và nặng thêm trở thành sẹo vĩnh viễn.

Các bước sơ cứu cơ bản khi bị bỏng áp dụng tại nhà

Theo các Bác sĩ,  Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Nguyễn Công Tố hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các bước sơ cứu cơ bản khi bị bỏng mọi người có thể áp dụng tại nhà như sau:

Nước mát

Một khi bị bỏng dù nặng hay nhẹ thì việc đầu tiên cần phải nghĩ tới là làm hạ nhiệt vùng da bị cháy bằng cách nhúng ngay vào nước lạnh hay nước đá. Cách này giúp làm dịu da và giảm bớt đau đớn.

Có thể dùng nước đổ trực tiếp, ngâm thẳng hoặc dùng gạc lạnh để đắp lên vết thương và giữ trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.

Làm sạch thoáng vết thương

Nếu vị trí bỏng có mặc quần áo thì cần tháo gỡ nhanh ra trước khi vết bỏng gây đau đớn và dễ nhiễm trùng. Kể cả nhẫn, vòng tay cần phải tháo nhanh chóng.

Bôi kem dưỡng ẩm

Dùng kem dương ẩm như lô hội, tuyp bạc để làm dịu vết thương, ngăn ngừa khô da làm kéo da non gây đau đớn.

Tránh vết bỏng tiếp xúc với bụi bẩn và di chuyển nhiều

Bệnh nhân bị bỏng nên tránh tiếp xúc bụi bẩn, nếu phải đi ra ngoài cần che chắn cẩn thận.

Tránh di chuyển quá nhiều nếu vết bỏng ở vị trí cần phải dịch chuyển như chân khi vết thương đang lên da non.

Tránh làm vỡ bọc nước

Khi vết bỏng có xuất hiện bọc nước tránh không làm vỡ để gây tình trạng vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng, dễ lên sẹo.

Dùng thuốc giảm đau

Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm như, naproxen (Aleve) và acetaminophen…

Khi da bắt đầu lên da non nên sử dụng kem chống nắng, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời và sử dụng kem liền sẹo.