Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm creatinine trong chẩn đoán suy thận

Creatinin là sản phẩm thoái hóa creatin trong cơ, được thải qua thận và là chỉ số phản ánh chức năng thận. Creatin cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động, khi thoái hóa tạo thành creatinin và được lọc qua cầu thận. Nếu creatinin không được tái hấp thu ở ống thận, nó phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

Nồng độ creatinine là gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược, Chức năng thận được đánh giá chính xác hơn qua độ lọc cầu thận ước tính (GFR), dựa trên nồng độ creatinine máu. BUN (nồng độ ure trong máu) là một chỉ số khác phản ánh chức năng thận. Tương quan giữa ure và creatinine cung cấp thông tin chính xác hơn về chức năng thận và nguyên nhân rối loạn nếu có.

Gần đây, tăng nồng độ creatinine ở trẻ sơ sinh được cho là liên quan đến nhiễm trùng, còn ở nam trưởng thành thì liên quan đến nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Nồng độ creatinine bao nhiêu là bình thường?

Nồng độ creatinine bình thường ở người trưởng thành là:

  • Nam: 0,6 – 1,2 mg/dl (53 – 106 mmol/l).
  • Nữ: 0,5 – 1,1 mg/dl (44 – 97 mmol/l).

Khi bệnh nhân suy thận từ độ IIIa trở lên, họ bắt buộc phải điều trị thay thế bằng chạy thận nhân tạo suốt đời, làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.

Nồng độ creatinine cao có triệu chứng gì

Triệu chứng của bệnh thận rất đa dạng và thường ít biểu hiện lâm sàng ngay từ giai đoạn sớm, không tương xứng với sự tăng nồng độ creatinine. Một số người mắc bệnh thận chỉ được phát hiện ngẫu nhiên khi nồng độ creatinine máu cao mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Một số người khác có biểu hiện như mệt mỏi, phù, khó thở, thiếu máu, tăng huyết áp, đái ít và các triệu chứng không đặc hiệu khác như buồn nôn, nôn, da khô. Khi có những triệu chứng này, bệnh nhân thường đã bị suy thận rất nặng, thường là suy thận giai đoạn cuối.

Nguyên nhân gây nồng độ creatinine trong máu tăng cao

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Nguyên nhân gây tăng nồng độ creatinine trong máu (thường gặp trong bệnh lý suy thận) bao gồm:

  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: Bao gồm suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, và hẹp động mạch thận.
  • Suy thận do nguồn gốc tại thận: Bao gồm tổn thương cầu thận (do tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh thận lupus hệ thống) và tổn thương ống thận (do viêm thận, viêm bể thận cấp hoặc mạn, sỏi thận, đau tủy xương, tăng acid uric, và nhiễm độc thận).
  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: Gồm sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, và khối u tử cung

Khi nào nồng độ creatinine thấp hơn bình thường

Nồng độ creatinine có thể thấp hơn bình thường trong các trường hợp sau:

  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có mức creatinine trong máu thấp hơn.
  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có nồng độ creatinine thấp vào khoảng 0,2 mg/dl trở lên, phụ thuộc vào sự phát triển cơ bắp của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng nặng: Trong trường hợp suy dinh dưỡng nặng, sụt cân nghiêm trọng hoặc các bệnh mạn tính kéo dài, khi khối lượng cơ giảm dần theo thời gian, nồng độ creatinine có thể thấp hơn dự kiến.

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe, Việc xét nghiệm creatinine để đánh giá chức năng thận là cần thiết để phát hiện sớm bệnh lý suy thận. Khi không phát hiện và điều trị kịp thời, suy thận có thể tiến triển nặng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, khiến bệnh nhân cần điều trị thay thế bằng chạy thận nhân tạo. Xét nghiệm này thường có trong các gói khám sức khỏe tổng quát, giúp phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng.